Sự tích Thỏ Ngọc của Hằng Nga và bài học ý nghĩa
Nhắc đến Thỏ Ngọc của Hằng Nga thì chắc hẳn ai cũng biết, nhưng sự tích Thỏ Ngọc có ý nghĩa như thế nào thì lại rất ít người biết rõ. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự tích Thỏ Ngọc của Hằng Nga và ý nghĩa của câu chuyện này nhé!
Sự tích Thỏ Ngọc của Hằng Nga
Thỏ Ngọc (tiếng Hán: 玉兔; Hán-Việt: Ngọc Thố) là một con thỏ huyền thoại trong văn hóa dân gian ở một số nước châu Á và châu Mỹ, chúng thường được hư cấu là con vật ở trên cung trăng (một số nước thì hư cấu chúng ở chung với chị Hằng Nga) và thường làm nhiệm vụ giã thuốc. Trong văn hóa của các nước Đông Á, Thỏ Ngọc là một loài vật huyền thoại sống trên cung trăng, chỉ xuất hiện vào ngày rằm tháng 8 - hay chính là dịp Trung Thu.
Sự tích về Thỏ Ngọc bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời kỳ Chiến quốc. Tương truyền xưa kia có 3 vị thần tiên đã hóa thành những ông lão tội nghiệp đi lang thang để xin thức ăn của 3 con vật là cáo, khỉ, thỏ. 2 con cáo và khỉ thì có đủ thức ăn để cứu giúp, chỉ riêng một mình thỏ là không có gì trong tay. Vì thế, thỏ đã tự nhảy vào đống lửa ngay bên cạnh mình, tự nướng mình để làm thức ăn cho ba ông lão. Các vị thần này đã vô cùng cảm động trước tinh thần của thỏ nên đã đưa thỏ lên cung trăng, làm bạn với Hằng Nga và từ đỏ thỏ có tên là Thỏ Ngọc. Thỏ Ngọc là người bạn luôn đồng hành bên nàng Hằng Nga và thường dùng cái chày để giã thuốc trường sinh cũng như trông coi cung trăng.
Sự tích này cũng khá phổ biến tại Nhật Bản và Triều Tiên. Tuy nhiên, phiên bản Thỏ Ngọc ở Nhật Bản lại giã gạo làm bánh chứ không giã thuốc trường sinh. Cũng theo sự tích này, hàng năm, mọi người trên thế gian có thể nhìn thấy Thỏ Ngọc vào ngày trăng tròn và sáng nhất, đó là ngày Rằm tháng 8 Âm lịch hay còn gọi là Tết Trung thu. Ở Việt Nam, hình tượng Thỏ Ngọc không có sức ảnh hưởng quá lớn trong văn hóa Việt, thay vào đó là hình tượng chú Cuội ngồi gốc cây đa.
>>> Xem thêm: Nguồn gốc Tết Trung thu: Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào?
Bên cạnh sự tích ở trên, còn có một dị bản khác cho biết, từ thời xa xưa, có một cập thỏ tu luyện ngàn năm nên đã đắc đạo và trở thành thần tiên và có một đàn thỏ con đáng yêu. Một hôm khi Ngọc Hoàng Đại Đế triệu kiến thỏ chồng lên thiên cung thì khi đi đến Nam Thiên Môn thỏ tiên nhìn thấy Thái Bạch Kim Tinh đang áp giải Hằng Nga đi trị tội vì nàng giải cứu bách tính mà vô tình lại chuộc tội nên thỏ tiên lấy làm thương tiếc vô cùng và rất tỏ ra đồng cảm.
Sau khi nghĩ đến Hằng Nga một mình bị nhốt ở chốn cung trăng, nỗi cô đơn đau khổ kia nếu có một người bầu bạn thì thật tốt cho nàng, đột nhiên thỏ tiên nghĩ đến bốn đứa con của mình. Thỏ tiên lập tức trở về nhà. Sau khi trở về nhà thì thỏ chồng đem hết câu chuyện của Hằng Nga kể cho thỏ vợ nghe. Sau khi quyết định thì thỏ chồng muốn 1 trong 4 đứa con của mình sẽ bầu bạn với Hằng Nga ở trên cung trăng. Các thỏ con rất hiểu lòng cha, nên đều đồng ý đi. Cuối cùng, dưới sự đồng ý của hai thỏ tiên, thỏ út từ biệt cha mẹ và các chị, lên cung trăng ở cùng Hằng Nga.
Ý nghĩa sự tích Thỏ Ngọc
Sự tích Thỏ Ngọc có ý nghĩa nhân sinh khá sâu sắc, là bài học về lòng nhân ái, nhắc nhở mọi người cần phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, đồng cảm và chia sẻ với nhau đặc biệt là vào những lúc khó khăn hoạn nạn. Đôi khi mang lại niềm vui cho người khác cũng là mang lại niềm vui cho chính mình. Ngoài ra, trong phong thủy, Thỏ Ngọc còn được coi là con vật có sự đáng yêu, hiền lành và sẽ mang lại sự bình an, nhiều sự may mắn, thành công cho người sở hữu vật phẩm đúng cách.
>>> Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu là gì?
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa sự tích Thỏ Ngọc Trung thu. Để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác về Tết Trung thu, hãy thường xuyên truy cập nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
- Ý nghĩa của Tết Trung thu: Ngày Tết Trung thu có ý nghĩa gì?
- Các bài hát về Trung thu hay, những bài hát về Trung thu vui nhộn
- Sự tích Tết Trung thu ngắn gọn, câu chuyện về Tết Trung thu
- Các bài hát về Tết Trung Thu cho trẻ mầm non, bé thiếu nhi hay nhất
- Hướng dẫn cách đặt bánh trung thu online chi tiết, đơn giản nhất
Xem thêm
Bánh Trung Thu hãng nào ngon? Các hãng bánh Trung Thu ngon, nổi tiếng
Kịch bản chương trình Tết Trung thu 2025 mới nhất
Quà Trung Thu cho người yêu nên tặng gì ý nghĩa, độc đáo?
Giá bánh trung thu Brodard 2022 bao nhiêu? Có những loại nào, vị gì?
Cách làm bánh trung thu rau câu nhân đậu xanh ngon miệng, lạ mắt
Kịch bản chị Hằng chú Cuội hay nhất 2025
Lời bình mâm cỗ Trung Thu hay 2025
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung thu 2024? Còn mấy ngày nữa đến Trung thu?
Cách làm bánh trung thu cho người ăn kiêng