Ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2023 là ngày nào?

Cập nhật: 28/03/2024

Tỉa chân nhang là một việc làm quan trọng mỗi dịp cuối năm của người Việt Nam. Chính vì quan trọng nên người Việt thường sẽ lựa chọn ngày "lành", ngày đẹp để tiến hành công việc này. Vậy ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2023 là ngày nào? Hãy cùng VnAsk đi tìm lời giải đáp bạn nhé.

Ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2023 là ngày nào?

1.

Theo các chuyên gia phong thủy thì bao sái bàn thờ và tỉa chân nhang là 2 công việc được tiến hành cùng thời điểm. Và thứ tự chính xác để tiến hành 2 công việc này đó chính là tỉa chân nhang trước và dọn dẹp bao sái bàn thờ sau.

Vậy ngày nào đẹp để tỉa chân nhang năm 2023? Câu trả lời là bạn có thể thực hiện công việc này trước ngày rằm tháng Chạp hoặc trước ngày cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp.

Nếu tiến hành trước rằm thì bạn có thể thực hiện vào ngày đẹp trong khoảng 12 đến 14 tháng Chạp, còn nếu tiến hành trước lễ cúng ông Táo thì nên chọn ngày đẹp trong khoảng từ 19 đến 22 tháng Chạp.

Dưới đây là một số ngày hoàng đạo cùng giờ đẹp mà đã tổng hợp lại. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn một trong các ngày này để tỉa chân nhang nhé:

  • Thứ Tư, ngày 13 tháng Chạp năm Nhâm Dần (tức ngày 4/1/2023 Dương Lịch): Các giờ hoàng đạo trong ngày này gồm có giờ Dần (3h-5h), giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h), giờ Hợi (21h-23h).
  • Thứ Năm, ngày 14 tháng Chạp năm Nhâm Dần (tức ngày 5/1/2023 Dương lịch): Các giờ hoàng đạo của ngày này là giờ Sửu (1h-3h), giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13h-15h), giờ Tuất (19h-21h), giờ Hợi (21h-23h).
  • Thứ Tư, ngày 20 tháng Chạp năm Nhâm Dần (tức ngày 11/1/2023 Dương lịch): Các giờ hoàng đạo trong ngày là giờ Sửu (1h-3h), giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13h-15h), giờ Tuất (19h-21h), giờ Hợi (21h-23h).

Ngày đẹp tỉa chân nhang

Lưu ý khi tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ

2.

Có nhiều quan điểm cho rằng không nên di chuyển, xê dịch tượng, bát nhang trong quá trình dọn dẹp, bao sái bàn thờ, tuy nhiên điều này cũng còn nhiều tranh cãi.

Việc xê dịch để làm sạch bàn thờ, bát nhang là điều được cho phép, tuy nhiên trước khi tiến hành rút tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ, bạn cần làm lễ, đọc văn khấn xin phép Thần linh, gia tiên.

Khi dọn dẹp, bạn nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng không nên dùng rượu để lau ban thờ, tượng, bát hương mà thay vào đó dùng nước ấm để lau là tốt nhất.

Lưu ý khi tỉa chân nhang

Bài khấn trước khi rút tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ chuẩn

3.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:..................

Ngụ tại:......................

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ .... tại...... (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày... tháng Chạp năm ... ,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ ... chấp thuận.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2023 là ngày nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

>>> Tham khảo thêm: