Mâm cúng rằm Trung Thu tháng 8 gồm có những gì?
Vào rằm tháng 8, người ta thường làm một mâm cúng dâng lên tổ tiên và chuẩn bị một mâm cỗ trông trăng. Vậy những mâm cúng rằm Trung Thu này gồm những gì? Hãy cùng VnAsk tìm hiểu bạn nhé!
Mâm cơm cúng rằm tháng 8 dâng gia tiên
Tùy vào điều kiện, sở thích mà các gia đình có thể chuẩn bị mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn để dâng lên tổ tiên vào dịp Trung Thu.
Mâm cỗ mặn cúng rằm Trung Thu
Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng 8 gồm những món sau đây:
- Bánh nướng, bánh dẻo
- Hoa quả
- Hương hoa
- Đèn nến
- Gà luộc
- Xôi
- Canh miến mọc
- Xôi đỗ xanh/xôi gấc...
- Thịt bò xào
- Chả nem
- Tôm hấp sả...
Mâm cỗ chay cúng Trung Thu
Bạn có thể chuẩn mâm cúng rằm tháng 8 chay với những món sau đây:
- Bánh nướng, bánh dẻo
- Xôi đậu xanh/xôi gấc...
- Rau củ xào chay
- Miến xào chay
- Chả lụa chay
- Canh bông cải...
Lưu ý: Các món trên có thể thay đổi, thêm hoặc bớt, duy chỉ có bánh Trung Thu là không được thiếu.
>>> Xem thêm:
Mâm cỗ trông trăng cúng rằm Trung Thu
Mâm cỗ trông trăng rằm tháng 8 sẽ gồm các loại hoa quả đặc trưng của mùa Thu, bánh Trung Thu và nhiều loại bánh kẹo khác nhau. 5 loại quả thường thấy nhất trong mâm cỗ trông trăng gồm có:
- Nải chuối chín
- Quả bưởi (mang ý nghĩa cầu mong những điềm lành)
- Quả hồng (mang ý nghĩa của sự no đủ)
- Quả na (mang ý nghĩa sinh sôi)
- Quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn)
Các loại quả trong mâm cỗ trông trăng không chỉ đa dạng mà còn được khắc thành hình hoa, con vật... để tạo sự hứng thú cho các bé.
>>> Xem thêm: Mẫu hình ảnh mâm ngũ quả Trung Thu & tỉa hoa quả Trung Thu đẹp
Khi chuẩn bị mâm hoa quả đón Tết Trung Thu, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Thông thường, mâm cỗ trông trăng sẽ không cần phải bày lên bàn thờ mà chỉ cần đặt lên một chiếc bàn rộng và có thể để mâm trong nhà hoặc ngoài sân cũng được.
- Các loại trái cây khác trong mâm cỗ trông trăng Trung Thu truyền thống thường có cả quả xanh và quả chín để thể hiện ý nghĩa âm - dương hòa hợp, sự cân bằng giữa trời đất theo quan niệm của người xưa.
- Bên cạnh các loại trái cây kể trên thì bánh Trung Thu cũng là một món không thể thiếu. Bạn có thể chọn mua bánh nướng, bánh dẻo với nhiều các loại nhân khác nhau. Nếu không có bánh Trung Thu cũng không sao, các bạn có thể thay thế bằng các loại bánh kẹo thông thường khác cũng được nhé.
- Bên cạnh đó, một số lễ vật khác như các loại trà, bánh, kẹo, bim bim, thạch… và các loại đồ chơi Trung Thu truyền thống như đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, đầu sư tử, trống… cũng được bày trên mâm cỗ trông trăng.
Nhìn chung, mâm cỗ cúng rằm Trung Thu có thể được sắm sửa tùy thuộc vào truyền thống cũng như phong tục của từng vùng miền, địa phương và gia đình, không nhất thiết phải quá cầu kỳ và phức tạp. Trung Thu còn là lễ đoàn viên, lễ tạ ơn và là thời gian để các em nhỏ vui chơi, phá cỗ nên các gia đình hãy chuẩn bị thật đơn giản, ấm cúng để tránh gây lãng phí, phô trương và mất trật tự nhé.
>>> Xem thêm: Phá cỗ Trung Thu là gì? Mâm phá cỗ Trung Thu gồm những gì?
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị mâm cúng rằm Trung Thu thật tốt. Chúc các bạn và gia đình có một ngày Tết Trung Thu rằm tháng 8 (15/8 Âm lịch) vui vẻ và hạnh phúc. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
Xem thêm
101 Câu hỏi về Trung Thu hay nhất (có đáp án)
Lời cảm ơn Trung Thu hay, ngắn gọn, chân thành nhất
4 Văn khấn rằm tháng 8 gia tiên, Thần Tài và Thổ Công chuẩn nhất
Trung thu ngày mấy 2024? Trung thu 2024 vào thứ mấy?
Kế hoạch tổ chức vui Trung thu cho học sinh tiểu học 2025
13 Cách làm lồng đèn Trung Thu đơn giản mà đẹp cho bé
Sự tích Tết Trung Thu ngắn gọn, câu chuyện về Tết Trung Thu
Thư chúc Tết Trung Thu năm 2022 của Chủ tịch nước
Giá bánh Trung thu Bảo Phương 2024 bao nhiêu? Có những loại nào, vị gì?