101 Câu hỏi về Trung Thu hay nhất (có đáp án)
Vào dịp Tết Trung Thu, có rất nhiều hoạt động ý nghĩa và thú vị được diễn ra. Một trong số đó chính là hoạt động trả lời những câu hỏi, câu đố vui về Trung Thu để nhận phần thưởng. Và để chuẩn bị thật tốt cho hoạt động ý nghĩa này, bạn có thể tham khảo 101 câu đố Trung Thu hay nhất (có đáp án) mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.
Những câu đố vui về Tết Trung Thu cho trẻ mầm non
1. Mọi đêm quen ở trên trời, vui TrungThu bạn rước tôi đi cùng - Là cái gì?
A: Cái bàn
B: Cái lá
C: Đèn ông sao
Đáp án: C: Đèn ông sao
2. Tết này nằm giữa tháng Tám, Bánh nướng bánh dẻo, đèn lồng ông sao - Là ngày Tết nào?
A: Tết Hàn Thực
B: Tết Trung Thu
C: Tết Nguyên Đán
Đáp án: B: Tết Trung Thu
3. Ngày Tết Trung Thu còn được gọi là Tết gì?
A: Tết trông trăng
B: Tết rước đèn
C: Tết Nguyên Đán
Đáp án: A: Tết trông trăng
4. Mỗi năm mỗi độ thu về, Bắc Nam xuôi ngược, chợ quê thị thành, Từng đoàn người ngựa diễu hành, Rước vui trẩy hội lượn quanh ngọn đèn. Là đèn gì?
A: Đèn kéo quân
B: Đèn pin
C: Đèn pha
Đáp án: A: Đèn kéo quân
5. Cái gì 5 cánh, có nến ở trong, đêm rằm tháng Tám, trẻ con hay cầm - Là gì?
A: Bánh nướng
B: Bánh dẻo
C: Đèn ông sao
Đáp án: C: Đèn ông sao
6. Bánh gì vui Tết trẻ con. Trông trăng cắt bánh thơm ngon cả nhà?
A: Bánh gato
B: Bánh bông lan
C: Bánh Trung Thu (bánh nướng, bánh dẻo)
Đáp án: C: Bánh Trung Thu (bánh nướng, bánh dẻo)
7. Trông như quả bóng tròn xanh. Đung đưa trên cành chờ Tết Trung Thu - Là quả gì?
A: Quả đào
B: Quả bưởi
C: Quả nho
Đáp án: B: Quả bưởi
8. Chẳng giao tranh cũng đội binh, gươm trần giáo tuốt chạy quanh tứ bề, sa trường ánh lửa lập loè, lướt qua phương bắc lại về phương đông - Là cái gì?
A: Đèn kéo quân
B: Đèn lồng
C: Đèn pin
Đáp án: A: Đèn kéo quân
9. Trong truyện cổ tích, chú Cuội vì lý do gì mà phải trốn lên mặt trăng?
A. Nói dối
B. Trốn nợ
C. Níu giữ cây đa có phép cải tử hoàn sinh
Đáp án: C. Níu giữ cây đa có phép cải tử hoàn sinh
10. Bài hát Chiếc đèn ông sao là của nhạc sĩ nào?
A. Phạm Tuyên
B. Trịnh Công Sơn
C. Hoàng Lân
Đáp án: A. Phạm Tuyên
11. Theo như ghi chép lịch sử, vị vua nào làm lễ tạ ơn Rồng Thần mang lại mưa thuận gió hòa, là một trong những lý do hình thành Tết Trung Thu?
A: Vua Lý
B: Vua Trần
C: Vua nhà Hồ
Đáp án: A: Vua Lý
12. Tết Trung Thu là lễ tạ ơn trời đất của nền văn minh nào?
A: Văn minh lúa khô
B: Văn minh lúa nước
C: Văn minh đồng bằng
Đáp án: B: Văn minh lúa nước
13. Bánh Trung Thu thường được ăn kèm với thức uống nào sau đây?
A: Trà
B: Sữa
C: Nước cam
Đáp án: A: Trà
14. Phong tục nào dưới đây có trong Tết Trung Thu?
A: Phá cỗ
B: Mừng tuổi
C: Bắn pháo hoa
Đáp án: A: Phá cỗ
15: Loại bánh nào thường được người dân Nhật Bản thưởng thức vào dịp lễ Trung Thu?
A: Bánh kem
B: Bánh Mochi
C: Bánh Dango
Đáp án: C: Bánh Dango
16. Câu hát "Bóng trăng trắng ngà có cây đa to, có thằng Cuội già ôm một mối mơ" thuộc bài hát nào?
Đáp án: Thằng Cuội
17. Câu hát "Trăng Trung Thu, trăng phá cỗ, Trang rước đèn, trăng thi hát" thuộc bài hát nào?
Đáp án: Hội trăng rằm
18. Câu hát "Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, Em rước đèn đi khắp phố phường" nằm trong bài hát nào?
Đáp án: Rước đèn tháng Tám
19. Câu hát "Một ông sao sáng, hai ông sáng sao" thuộc bài hát nào?
Đáp án: Đếm sao
20. Câu hát "Rước đèn ông sao sao năm cánh tươi màu" thuộc bài hát nào?
Đáp án: Chiếc đèn ông sao
21. Tết Trung Thu trùng với thời điểm thu hoạch gì?
A. Thu hoạch cá
B. Thu hoạch rau
C. Thu hoạch cây ăn trái
D. Thu hoạch lúa
Đáp án: D. Thu hoạch lúa
22. Tết Trung Thu tại Việt Nam tổ chức buổi nào trong ngày?
A. Xuyên suốt cả ngày
B. Buổi tối
C. Buổi chiều
D. Buổi sáng
Đáp án: A. Xuyên suốt cả ngày
23. Trẻ em làm gì vào Tết Trung Thu?
A. Rước đèn
B. Làm bài tập
C. Học bài
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: A. Rước đèn
24. Thành phố nào xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam về lễ hội rước đèn Trung Thu
A.Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
B. Tuyên Quang
C. Hà Nội
Đáp án: A.Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
25. Tác giả bài hát Thằng Cuội?
A. Lê Thương
B. Xuân Giao
C. Phong Nhã
Đáp án: A. Lê Thương
26. Tết Trung Thu là ngày Tết dành cho ai?
A: Các bạn nhỏ
B: Bố mẹ
C: Ông bà
Đáp án: Các bạn nhỏ
27. Chúng mình thường ăn bánh gì vào ngày Tết Trung Thu nhỉ?
A: Bánh chưng
B: Bánh rán
C: Bánh nướng và bánh dẻo
Đáp án: C: Bánh nướng và bánh dẻo
28. Vào ngày Tết Trung Thu, ông trăng có hình gì?
A: Hình vuông
B: Hình tròn
C: Hình tam giác
Đáp án: B: Hình tròn
29. Câu đố về bánh Trung Thu: Tết Trung Thu chúng mình thường được làm gì nhỉ?
A: Rước đèn
B: Gói bánh chưng
C: Đi chợ hoa
Đáp án: A: Rước đèn
30. Loại đèn nào thường được rước vào ngày Tết Trung Thu?
A: Đèn ông sao
B: Đèn pin
C: Đèn cầy
Đáp án: A: Đèn ông sao
31. Giống hệt em bé. Đủ mặt mũi chân tay. Đặt xuống là ngủ ngay. Không đòi ăn đòi bế. Đố bé biết là gì nào?
A: Búp bê
B: Đồ chơi
C: Người máy
Đáp án: A: Búp bê
32. Quả gì nho nhỏ, chín đỏ như hoa, tươi đẹp vườn nhà mà cay xè lưỡi?
A: Quả táo
B: Quả ớt
C: Quả vải
Đáp án: B: Quả ớt
33. Câu đố về chú Cuội: Chú gì thường được nhắc nhiều trong ngày Tết Trung Thu nhỉ?
A: Chú Cuội
B: Chú Xuân Bắc
C: Chú hề
Đáp án: A: Chú Cuội
34. Trên cung trăng có ai?
A: Chú Cuội và chị Hằng Nga
B: Tôn Ngộ Không
C: Siêu nhân
Đáp án: A: Chú Cuội và chị Hằng Nga
35. Chị gì thường được nhắc đến nhiều nhất ngày Tết Trung Thu?
A: Chị Ong Vàng
B: Chị Kính Hồng
C: Chị Hằng Nga
Đáp án: C: Chị Hằng Nga
Câu đố về bánh Trung Thu
1. Loại bánh nào thường có mặt trong Tết Trung Thu ở các gia đình?
A: Bánh nướng
B: Bánh dẻo
C: Cả A, B đều đúng
Đáp án: C: Cả A, B đều đúng
2. Đêm Tết Trung Thu có 2 sinh hoạt vui chơi nào đặc biệt?
A: Rước Đèn và Phát bánh Trung Thu
B: Phát bánh Trung Thu và Múa Lân
C: Rước Đèn và Múa Lân
Đáp án: C: Rước Đèn và Múa Lân
3. Bánh Trung Thu thường có hình tròn và hình vuông. Hình tròn và hình vuông này có ý nghĩa gì?
A: Trăng tròn đất vuông
B: Trời vuông đất tròn
C: Trời tròn đất vuông
Đáp án: A: Trăng tròn đất vuông
4. Loại bánh nướng có trong Tết Trung Thu thường màu gì?
A: Đỏ
B: Cam
C: Xanh lá
D: Xanh dương
Đáp án: B: Cam
5. Bánh Trung Thu thường ăn kèm với gì theo truyền thống?
A: Nước đá
B: Nước ngọt
C: Bia
D: Nước trà
Đáp án: D: Nước trà
6. Tại Hàn Quốc, Tết Trung Thu người Hàn thường thưởng thức rượu và ăn gì?
A: Rượu gạo, bánh ngọt
B: Rượu Soju, bánh đa cua
C: Rượu sindoju, bánh gạo
D: Rượu đế, bánh gạo
Đáp án: C: Rượu sindoju, bánh gạo
7. Bánh Trung Thu nhân ngọt hay nhân mặn có trứng muối?
Đáp án: Bánh Trung Thu nhân mặn và nhân ngọt
8. Bánh Trung Thu là bánh do ông Trung hay bà Thu làm?
Đáp án: Không phải ông Trung, bà Thu.
9. Bánh Trung Thu nhân ngọt hay nhận mặn có trứng cút?
Đáp án: Bánh Trung Thu không có trứng cút
10. Mỗi năm chỉ có một lần, Em về cùng trẻ quây quần chơi trăng - Là bánh gì?
Đáp án: Bánh Trung Thu
Câu hỏi Trung Thu về ông Trăng
1. Cái gì bằng cái vung, vùng xuống ao
Đào chẳng thấy, lấy chẳng được?
Đáp án: Ông trăng
2. Khi người gọi là chị
Lúc người gọi là ông
Làm tôi bối rối trong lòng
Đêm đêm mới dám ra trông mọi người?
Đáp án: Ông trăng
3. Mồng ba mồng bốn cải tử hoàn sinh, Đến Rằm, mười sáu thật là xinh, Hai mươi hai mốt ra tình đã hao, Sổ thiên tào, ba mươi thì hết? Là cái gì?
Đáp án: Ông trăng
4. Bằng cái đĩa, xỉa xuống ao, Ba quân thiên hà đào hoài không lên - Là gì?
Đáp án: Ông trăng
5. Mười lăm mười sáu đang xinh, Đến hai mươi mốt ra hình xấu xa, Ba mươi số chết đã qua, Duyên còn mùng một lại ra người thường - Là gì?
Đáp án: Ông trăng
Các câu hỏi Trung Thu về ông Sao
1. Cái chi quê ở trên trời
Đêm đêm lặng đứng ngắm người trần gian
Anh em nhiều lắm vô vàn
Đố ai đếm được rõ ràng không sai?
Đáp án: Ông sao
2. Ông gì mà ti tỉ ông
Ban đêm thì thấy, trưa không ông nào
Hay là tuổi hạc đã cao
Mỏi chân ông chẳng thể nào xuống chơi!
Đáp án: Ông sao
3. Ông gì lơ lửng trời cao, Có cánh mà chẳng cánh nào lạ không?
Đáp án: Ông sao
4. Gia đình kia đông đúc sao,
Mấy ngàn con nhỏ lau nhau đầy nhà.
Mặt mẹ tươi đẹp như hoa.
Mặt cha nhăn nhó chẳng ma nào nhìn
Đáp án: Ông sao
Câu hỏi về Chị Hằng và Chú Cuội
1. Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung Thu là ai?
A: Chị Hằng và Thỏ ngọc
B: Chú Cuội và Thỏ Ngọc
C: Chú Cuội và chị Hằng
Đáp án: C: Chú Cuội và chị Hằng
2. Sự tích Chú Cuội gắn liền với cây gì?
A: Cây Sung
B: Cây Đa
C: Cây Bồ Đề
Đáp án: B: Cây Đa
3. Theo truyện cổ tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên mặt trăng?
A: Chị Hằng
B: Chú Cuội
C: Thiên Lôi
Đáp án: B: Chú Cuội
4. Theo dân gian, cùng sống với chị Hằng và chú Cuội trên cung trăng là ai?
A: Trư Bát Giới
B: Thỏ Ngọc
C: Tôn Ngộ Không
Đáp án: B: Thỏ Ngọc
5. Khi bị kéo lên Cung Trăng, chú Cuội mang theo vật gì?
A: Cây sáo
B: Cây búa
C: Cây rìu
D: Cái cuốc
Đáp án: C: Cây rìu
Trên đây là tổng hợp 101 câu đố Trung Thu hay nhất (có đáp án) mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn để bạn có thể chuẩn bị thật tốt cho đêm hội trăng rằm sắp tới. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên truy cập chuyên mục Trung Thu trên VnAsk.com để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
Cách cắt tỉa hoa quả Trung Thu đẹp, đơn giản, cực dễ thương
2 Cách làm bánh Trung Thu nhân thập cẩm thơm ngon, chuẩn vị
Hình ảnh về Tết Trung Thu đẹp và ý nghĩa, dễ thương nhất
3 Cách nấu nước đường bánh nướng, bánh dẻo Trung Thu chuẩn nhất
Mẫu trang trí bảng Tết Trung Thu đẹp, đơn giản
Lời cảm ơn Trung Thu hay, ngắn gọn, chân thành nhất
4 Văn khấn rằm tháng 8 gia tiên, Thần Tài và Thổ Công chuẩn nhất
Các bài hát về Trung Thu hay, những bài hát về Trung Thu vui nhộn
Lời chúc Trung Thu cho người yêu ý nghĩa, hay, lãng mạn nhất