Cúng rằm Trung Thu vào lúc nào? Cúng rằm tháng 8 gồm những gì?

  • 2

Cúng rằm Trung Thu vào lúc nào? Cúng rằm tháng 8 gồm những gì? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người đặt ra hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp cúng rằm tháng 8 vào lúc nào là chuẩn nhất. Mời bạn cùng theo dõi nhé.

Tại sao phải cúng rằm tháng 8? Ý nghĩa của việc cúng rằm tháng 8

Thông thường, theo quan niệm của người Việt Nam, ngày mùng 1, ngày rằm các gia đình vẫn thường làm lễ cúng gia tiên, thần linh để cầu mong may mắn, thể hiện lòng thành kính của gia đình mình.

Ngày rằm tháng 8 còn có ý nghĩa hơn vì nó còn là dịp tết Trung Thu. Đây là dịp lễ được bắt nguồn Trung Quốc gắn liền với câu chuyện Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng hay sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Việc cúng rằm tháng 8 mang lại rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Cụ thể:

  • Giúp các gia đình thể hiện lòng thành kính, biết ơn ông bà, tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Cúng rằm tháng 8 cũng là dịp để mọi thành viên trong gia đình quây quần, sum họp để cùng nhau trò chuyện, tâm tình, kể cho nhau nghe những câu chuyện bình dị về cuộc sống hằng ngày.
  • Rằm tháng 8 cũng là dịp để người lớn thể hiện sự quan tâm đến trẻ nhỏ trong nhà bởi ngày này còn được gọi là ngày Tết thiếu nhi. Thông thường vào ngày này, người lớn trong gia đình sẽ mua tặng các bạn nhỏ những món quà như đèn lồng, mặt nạ... để chúng có thể được vui chơi với bạn bè...
  • Tổ chức lễ cúng rằm tháng 8 còn là để giữ gìn những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp từ hàng nghìn đời nay, là dịp để răn dạy cháu con biết ơn cội nguồn, tổ tiên...

>> Xem thêm: Ý nghĩa của Tết Trung Thu: Ngày Tết Trung Thu có ý nghĩa gì?

Tết Trung Thu

Cúng rằm Trung Thu vào lúc nào?

Thông thường, vào ngày rằm Trung Thu, sau khi tiến hành lễ cúng thì các gia đình sẽ có truyền thống cùng nhau ngồi hàn huyên, tâm sự, trông trăng và phá cỗ. Chính vì thế, họ thường tổ chức cúng rằm Trung Thu đúng ngày vào ngày 15.

Về thời gian cúng, nếu là cúng lễ buổi chiều 15 Âm thì thường lễ cúng sẽ xong trước 6 - 7 giờ tối. Còn nếu cúng buối sáng 15 Âm thì cúng trước 9 - 10h sáng.

Tuy nhiên, có nhiều gia đình vì bận rộn hoặc vướng bận bởi một lý do nào đó thì có thể cúng từ ngày 14 tháng 8 Âm lịch cũng được. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính mà thôi.

>> Xem thêm: Bài văn khấn cúng rằm tháng 8 tại nhà chuẩn nhất

Phong tục cúng rằm Trung Thu ở Việt Nam

Chuẩn bị mâm ngũ quả rằm Trung thu

Một trong những nét đẹp truyền thống của Việt Nam trong ngày Tết Trung Thu chính là chuẩn bị tươm tất mâm cúng rằm tháng Tám. Cúng rằm tháng Tám là cách để gia chủ bày tỏ sự kính trọng, tri ân với tổ tiên, thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn", cầu mong bình an, sức khỏe và tài lộc đến bên.

Một mâm cúng Tết Trung Thu sẽ tùy thuộc vào phong tục của mỗi gia đình, mỗi vùng miền. Tuy nhiên nhìn chung, trong mâm cỗ cúng rằm tháng Tám của hầu hết các gia đình Việt sẽ gồm có hương, hoa, trà, quả, đèn nến, xôi, bánh nướng - bánh dẻo, gà luộc, muối, gạo...

Sau khi đã bày lễ xong, gia chủ sẽ tiến hành làm lễ, đọc văn khấn rằm tháng Tám để dâng lên bàn thờ gia tiên.

Tìm hiểu cách cúng rằm Trung Thu

Cách cúng rằm tháng Tám của người Việt Nam không quá cầu kỳ, chỉ cần thành tâm là được.  Riêng với bài cúng rằm Trung Thu cũng không quá dài dòng, vị trí cúng cũng không cần cầu kỳ. Theo phong tục, gia chủ sẽ cúng rằm tháng Tám tại bàn thờ tổ tiên và bàn thờ thần linh. Các lễ vậy, mâm cúng sẽ được đặt ở dưới ban thờ, đồng thời văn khấn cũng cần được chuẩn bị một cách chu đáo, cẩn thận.

Cúng rằm tháng 8 gồm những gì? Lễ cúng rằm tháng 8 - mâm cúng Trung Thu

Cúng rằm tháng 8 gồm những gì? Lễ cúng rằm tháng 8 - mâm cúng Trung Thu

Cúng rằm tháng 8 gồm những gì? Lễ cúng rằm tháng 8 gồm những gì? Theo các nghệ nhân ẩm thực cũng như các chuyên gia văn hóa thì truyền thống xưa của người Việt không quá đặt nặng về mâm cúng mặn trong dịp tết Trung thu này.

Mỗi gia đình có thể tùy hoàn cảnh và điều kiện kinh tế, tùy phong tục của vùng miền mà chuẩn bị mâm cúng mặn hoặc chay với các món ăn khác nhau. Quan trọng nhất, tết Trung thu sẽ không thiếu được mâm bánh kẹo, trái cây trước là để cúng gia tiên sau đó là để trẻ con phá cỗ Trung thu.

Dưới đây là một số lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng gia tiên và mâm hoa quả trông trăng cho ngày rằm Trung thu.

Mâm cỗ trông trăng

Thông thường, mâm cỗ trông trăng sẽ không cần bày lên ban thờ mà chỉ cần đặt lên một chiếc bàn rộng, có thể để trong nhà hoặc ngoài sân tùy vào từng gia đình. Mâm cỗ này thường sẽ có những loại hoa quả, trái cây như:

  • Nải chuối chín.
  • Quả bưởi (mang ý nghĩa cầu mong những điềm lành).
  • Quả hồng (mang ý nghĩa của sự no đủ).
  • Quả na (mang ý nghĩa sinh sôi).
  • Quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn).
  • Bánh nướng.
  • Bánh dẻo.
  • Các loại trà như trà sen, trà hoa nhài, trà mạn... để thưởng thức cùng với bánh nướng, bánh dẻo.
  • Các loại bánh, kẹo, bim bim, thạch... mà bé yêu thích.
  • Các loại đồ chơi như đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn con thỏ, mặt nạ, đầu sư tử, trống...

Cúng rằm tháng 8 vào lúc nào

Lưu ý: Bạn nên chọn các loại hoa quả có đủ 3 màu vàng, xanh, đỏ để mang ý nghĩa cân bằng âm, dương nhé.

Nếu khéo léo, những người phụ nữ trong gia đình có thể cắt tỉa các loại quả như bưởi, dưa hấu, táo, lê... để tạo thành hình thù các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu tạo niềm vui và hứng thú cho trẻ.

Bên cạnh đó, dịp tết Trung Thu thường sẽ rơi vào thời điểm gần ngày khai giảng năm học mới, vì thế, nhiều gia đình sẽ thường đặt một ông Tiến sĩ giấy trên mâm cỗ với mong muốn con em mình sẽ học hành giỏi giang, thành đạt, gặt hái được nhiều thành công trong năm học sắp tới.

Mâm cúng gia tiên

Mâm cũng gia tiên có thể chuẩn bị giống với nhiều dịp khác như rằm tháng giêng, rằm tháng bảy với các món như:

  • Bánh kẹo.
  • Xôi gấc hoặc xôi đỗ, xôi cốm...
  • Trầu cau.
  • Hoa tươi.
  • Đĩa hoa quả gồm 5 loại quả.
  • Tiền, vàng.
  • Hương, đèn, nến...
  • 1 chén rượu, 1 chén trà, 1 chén nước, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối.
  • Các món ăn mặn hoặc chay tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.

>> Xem thêm: Văn khấn cúng rằm Trung Thu, bài cúng tết Trung Thu tại nhà

Cúng rằm Trung Thu lúc nào

Ngoài ra, mâm cúng còn phải có bánh nướng và bánh dẻo. Đây là 2 món bánh đặc trưng cho dịp Trung thu và gia đình nào cũng phải có.

Bài văn cúng rằm Trung Thu

Mẫu 1

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là:...

Ngụ tại:...

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Mẫu 2

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:… Tuổi:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày Rằm tháng 8 gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Các hoạt động hấp dẫn trong ngày rằm Trung Thu

Trong ngày Tết Trung Thu, có khá nhiều hoạt động hấp dẫn được tổ chức, ví dụ như:

Các hoạt động hấp dẫn trong ngày rằm Trung Thu

  • Làm bánh Trung Thu
  • Trang trí bánh Trung Thu
  • Múa lân đêm Trung Thu
  • Bày biện mâm ngũ quả
  • Chơi các trò chơi dân gian
  • Biểu diễn ca hát, múa kịch
  • Và nhiều hoạt động hấp dẫn khác...

Không chỉ vậy, một số gia đình còn lựa chọn nghỉ dưỡng, du lịch trong dịp lễ Tết Đoàn viên này để gắn kết tình cảm các thành viên với nhau.

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cúng rằm Trung Thu vào lúc nào, cúng rằm tháng 8 gồm những gì rồi. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đừng quên truy cập chuyên mục Kinh nghiệm hay trên để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

  • 5.152 lượt xem
👨 Hoàng Thị Thuận Cúc Cập nhật: 28/03/2024