Cúng tất niên xong có hóa vàng không? Bài cúng hóa vàng tất niên

Cập nhật: 01/07/2024

Cúng tất niên xong có hóa vàng không? Tất niên là một lễ cúng quan trọng của người Việt vào ngày Tết Âm lịch. Hãy cùng tìm hiểu xem cúng tất niên xong có hóa vàng không và tham khảo bài cúng hóa vàng tất niên chuẩn nhất các bạn nhé!

Cúng tất niên xong có hóa vàng không?

1.

Cúng tất niên xong có hóa vàng không?

Cúng tất niên xong có hóa vàng không? Theo tín ngưỡng dân gian của người dân Việt chúng ta có câu trần sao âm vậy, cho nên việc đốt vàng mã cúng tất niên là điều quan trọng.

Trong các lễ vật dâng lên bàn thờ cúng tất niên Tết Nguyên Đán thì bộ vàng mã cúng tất niên là không thể thiếu. Do vậy, sau khi cúng tất niên xong thì gia đình cần tiến hành hóa vàng rồi mới xin hạ mâm thụ lộc để con cháu hưởng. Khi hóa vàng mã, gia chủ cần hóa phần tiền vàng trước cho các gia thần, sau đó mới hóa vàng các đồ dùng của ông bà tổ tiên.

Bài cúng hóa vàng tất niên chuẩn nhất

2.

Bài cúng hóa vàng tất niên chuẩn nhất

Dưới đây là bài cúng hóa vàng tất niên để gia chủ đọc làm lễ hóa vàng để gửi tới ông bà tổ tiên và các vị thần linh. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (chắp tay khấn vái 3 lần)

Con lạy chín phương trời, con lạy chư Phật mười phương.

Con lại Hoàng Thiên Hậu Thổ, lạy chư vị tôn thần nơi đây.

Con lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ Địa, các vị Táo quân, vị Long mạch Tôn thần.

Con lạy các cụ tổ khảo, lạy các cụ tổ tỷ, các cụ tổ tiên nội ngoại.

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm...

Gia chủ chúng con là…, năm nay… tuổi.

Nay ngụ tại…

Nhân dịp năm cũ sắp qua, năm mới đang tới, chúng con thành tâm sửa biện các lễ vật, hương hoa kính cẩn dâng lên trước án, xin lễ tạ các bậc Tôn thần, tổ tiên.

Kính xin được phù hộ độ trì, mọi điều tốt lành, con cháu bình an được hưởng tài lộc trong năm mới. Với lòng thành kính dâng, cúi xin chứng giám soi xét cho chúng con.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (chắp tay khấn vái 3 lạy)

Hóa vàng như thế nào cho đúng cách?

3.

Tất niên cuối năm là ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam. Người xưa thường quan niệm, trong dịp Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự ở bàn thờ nên đèn hương sẽ không được phép tắt. Các đồ dâng cúng như mâm ngũ quả, bánh kẹo... phải chờ đến ngày hóa vàng thì mới được mang xuống thụ lộc. Nếu để đèn nhang tắt hoặc hạ lễ trước khi hóa vàng thì sẽ phạm phải tội bất hiếu.

Không chỉ vậy, sau khi lễ, việc hóa vàng cũng phải làm riêng. Cụ thể, phần tiền vàng của gia thần phải được hóa vàng trước của tổ tiên để tránh nhầm lẫn. Người xưa quan niệm, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài để làm đòn gánh cho các linh hồn mang hàng hóa theo. Chính vì thế, việc hóa vàng vô cùng quan trọng với người dân Việt Nam nên mâm cơm cúng tất niên phải được chuẩn bị tươm tất, gà cúng phải to, chắc thịt, chân đẹp, rượu ngon, quả đẹp... Đồng thời, tiền âm, vàng mã cũng phải chuẩn bị đầy đủ để ông bà, tổ tiên có hành trang, lộ phí lên đường.

Tuy nhiên tại nhiều nơi, tục đốt vàng mã đang được mọi người thực hiện một cách thái quá bởi họ cho rằng, "trần sao âm vậy", mình có gì thì người âm cũng phải dùng nấy, dâng cúng càng nhiều thì càng được thánh thần, người âm phù hộ. Tuy nhiên, đây chủ là sự "phô trương" của người trần, hay nói cách khác đây chỉ là sự lãng phí một cách tiền của không cần thiết.

Đồ hàng mã ngày xưa đều được làm nhỏ nhỏ xinh xinh, mỗi lễ gồm có những loại tiền gì, bao nhiêu thì đều quy định rất cụ thể, chứ không phải như thời buổi ngày nay, to hoành tráng, tốn kém tiền của.

Trên đây là thông tin về việc cúng tất niên xong có hóa vàng không và bài cúng hóa vàng tất niên như thế nào rồi. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Đừng quên truy cập chuyên mục Quà Tết trên để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!