Cách ăn trái cây cho người bệnh tiểu đường

Cập nhật: 28/03/2024

Hoa quả có nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất xơ, nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên thì hoa quả cũng khá nhiều đường ngọt như các loại xoài, nho, chuối chín... không tốt nếu ăn lượng nhiều. Vì vậy người bệnh cần biết cách ăn hoa quả sao cho đúng nhất, để lượng đường không bị tăng quá cao mà vẫn đủ dưỡng chất cho cơ thể!

Chất xơ trong hoa quả quan trọng như thế nào?

1.

Chất xơ có trong phần thịt và vỏ của trái cây đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, bổ sung chất xơ vào chế độ ăn có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường và làm giảm lượng đường trong máu.

Cụ thể bản thân chất xơ không làm tăng lượng đường trong máu vì khi ăn chất xơ, ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn và làm chậm quá trình tăng glucose ở trong máu, giúp đẩy lùi những tác động của chất carbohydrate trong thực phẩm (hoạt chất tạo ra nhiều năng lượng làm tăng đường máu của người bệnh).

Trung bình, người bệnh nên ăn một lượng chất xơ mỗi ngày cho cơ thể là 20 - 50g. Và tốt nhất là bạn nên ăn hoa quả (ăn cả vỏ) như táo, lê thay vì uống nước ép trái cây.

Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây thế nào?

2.

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây, nhưng với số lượng hạn chế. Vì trái cây cung cấp nước, đường, chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, chất khoáng canxi, magie, kali... đều rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên việc ăn trái cây không thể hướng dẫn chung cho tất cả người bệnh, vì vậy mỗi người bệnh cần biết được tình trạng đường huyết của mình đang ở giai đoạn nào để ăn uống khoa học hơn.

Bên cạnh đó, người dùng nên tránh ăn các loại hoa quả quá chín, vì khi đó lượng đường lúc này tăng cao nhất. Ngoài ra, nước ép trái cây cũng không phải là thức uống lý tưởng của người bệnh. Tốt nhất là nên ăn trái cây bởi việc ăn hoặc nhai chất xơ như đã nói trên sẽ giúp lượng đường trong máu đi vào chậm hơn, nếu có sự gia tăng hàm lượng đường thì nó cũng diễn ra chậm hơn.

Cũng như không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn, dễ làm tăng đường huyết. Thời điểm lý tưởng để ăn hoa quả là buổi sáng trước khi ăn, hoặc ít nhất 2 giờ sau khi ăn.

Các loại hoa quả cho người tiểu đường tốt nhất

  • Các loại trái cây chua như bưởi, cam, chanh, ổi, táo... có thể ăn với số lượng nhiều hơn.
  • Các loại trái cây có chỉ số đường thấp (GI) có thể là một lựa chọn tốt như táo, cam, dâu tây, chanh và mận.

Các loại trái cây mà người bệnh đường huyết nên tránh

Không phải quả nào cũng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường do lượng đường trong trái cây có tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Sau đây là các loại trái cây mà bạn nên tránh:

  • Một số loại trái cây như nho, xoài, chuối, mãng cầu, sầu riêng, mít, vải, nhãn .... có thể được ăn nhưng với số lượng hạn chế (1 hoặc 2 miếng) vì chúng có hàm lượng đường cao.
  • Dưa hấu có lượng chất xơ ít và lượng đường khá nhiều, cho nên người bệnh cũng nên tránh ăn.
  • Tương tự chuối chín cũng vậy, khi chuối chín là lượng đường tăng cao nhất, vì vậy bạn có thể chuyển sang ăn chuối xanh.
  • Trái cây đóng hộp, trái cây khô hoặc nước trái cây, vì cơ thể sẽ hấp thụ những loại này rất nhanh và gây nên tăng lượng đường trong máu. Trái cây khô chứa gấp 3 lần đường và carbohydrates so với trái cây tươi.

Chế độ dinh dưỡng của người bị bệnh tiểu đường sẽ gặp khó khăn hơn so với người có sức khỏe tốt, họ phải kiêng nhiều đồ ăn ngọt, thậm chí là cả trái cây cũng không được ăn quá nhiều. Vì vậy người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung thực phẩm chức năng vitamin tổng hợp và khoáng chất để bù lại dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin và khoáng chất còn rất tốt để điều chỉnh đường huyết trong cơ thể. Tham khảo: 6 vitamin cần thiết cho chế độ ăn của người tiểu đường.

Người mắc bệnh tiểu đường không phải ai cũng giống nhau, còn tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người. Vì vậy không có hướng dẫn ăn trái cây cụ thể cho từng đối tượng. Cách tốt nhất là bạn nên tự vừa ăn vừa "nghe ngóng" cơ thể của mình để có sự điều chỉnh hợp lý.