Cách lấy dằm trong tay nhanh, hiệu quả, không đau rát
Trong cuộc sống thường ngày, sẽ có những lúc bạn vô tình bị những mảnh vụn nhỏ từ que gai, que tre... ghim vào tay. Nếu không xử lý ngay thì những mảnh vụn này rất dễ làm bạn bị đau nhức, khó chịu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một số cách lấy dằm trong tay nhanh, hiệu quả, không đau rát. Mời bạn cùng tham khảo nhé.
Các cách lấy dằm trong tay nhanh, hiệu quả, không đau rát
Các mảnh dằm đều có khả năng chứa nhiều vi khuẩn, nấm... Chính vì thế khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn có hại gây nhiễm khuẩn tụ cầu hoặc vết phồng rộp, mủ, thậm chí là có thể gây cảm lạnh, sốt... Nếu không được xử lý kịp thời thì sẽ làm tăng nguy cơ bị các bệnh uốn ván do nhiễm khuẩn. Vậy nên, nếu không may bị dằm đâm vào tay, bạn có thể thực hiện một số cách như sau để lấy các mảnh dằm này ra nhé.
Cách lấy dằm ra khỏi tay bằng vỏ chuối
Những enzyme tự nhiên có trong vỏ chuối sẽ giúp lấy dằm ra ngoài một cách dễ dàng mà không gây đau rát. Để thực hiện, bạn có thể lấy 1 mảnh vỏ chuối chín rồi chà xát nhẹ nhàng quanh vùng da bị dằm đâm. Sau khi miếng vỏ chuối khô lại, bạn lấy miếng vỏ chuối khác đặt lên dằm gai rồi dùng băng dính cố định và để qua đêm. Sáng hôm sau khi tháo băng dính, dằm sẽ tự trồi lên và bạn có thể dễ dàng lấy bỏ.
Cách lấy dằm bằng dầu ăn
Với những mảnh dằm nhú đầu lên trên da, nếu bạn chỉ sử dụng nhíp để lấy thì khá đau đấy. Để giảm cảm giác đau đớn, bạn có thể thoa 1 chút dầu ăn lên vết dằm đâm. Dầu ăn sẽ giúp giảm ma sát để quá trình lấy dằm thuận tiện và bớt đau hơn.
Cách lấy dằm trong tay bằng baking soda
Baking soda có rất nhiều công dụng hữu ích và một trong số đó chính là khả năng lấy dằm đâm vào tay không gây đau đớn. Bạn có thể pha 1 thìa baking soda vào nước, khuấy lên cho đều sau đó ngâm tay vào hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày. Kiên trì vài ngày mảnh dằm đó sẽ tự trồi lên thôi.
Cách lấy dằm bằng bình thủy tinh
Dùng bình thủy tinh xử lý khi bị dằm đâm tay là một cách an toàn, hiệu quả nhưng nhiều người lại không biết. Để thực hiện, bạn chỉ cần chọn 1 chiếc bình thủy tinh sau đó cho nước nóng vào gần đầy bình.
Sau đó, bạn ấn mạnh chỗ bị dằm đâm lên miệng bình, miếng dằm dẽ bị hút ra một cách dễ dàng.
Cách lấy dằm đâm vào tay bằng khoai tây
Sử dụng khoai tây cũng chính là một cách lấy dằm đâm vào tay dễ dàng, không gây đau đớn. Cách thực hiện cũng giống như với vỏ chuối, bạn cắt nhỏ khoai tây rồi đặt chúng lên vết dằm và dùng gạc để cố định lại khoảng 1 giờ hoặc để qua đêm. Sáng hôm sau bạn tháo gạc ra là miếng dằm có thể trồi lên.
Cách lấy dằm ra khỏi tay bằng giấm
Trong giấm có nhiều axit, và chính nồng độ axit cao này sẽ tương tác với dung môi trong cơ thể để giúp dằm gai nhanh chóng bị đẩy ra ngoài. Để thực hiện, bạn cần pha loãng giấm với nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, bạn nhúng tay vào nước ấm 5 phút cho phần da bị dằm đâm mềm ra rồi nhúng vào giấm đã pha loãng khoảng 10 phút. Lúc này, dằm sẽ tự động trồi lên và bạn có thể lấy ra một cách dễ dàng.
Một số lưu ý khi lấy dằm trong tay
Để quá trình lấy dằm trong tay diễn ra an toàn, thuận lợi, bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây:
- Cần vệ sinh khu vực bị dằm đâm sạch sẽ bằng xà phòng trước khi lấy dằm.
- Không nên ấn vào xung quanh vết dằm đâm bởi nó có thể vô tình khiến cho mảnh dằm bị đẩy vào sâu hơn.
- Cần khử trùng các vật dụng lấy dằm như kim hoặc nhíp.
- Nếu mảnh dằm ở trong tay vài ngày và có dấu hiệu nhiễm trùng thì bạn không nên tự thực hiện tại nhà mà nên nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách lấy dằm trong tay nhanh, hiệu quả, không đau rát. Chúc bạn sẽ thực hiện thành công để lấy mảnh dằm ra một cách dễ dàng nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
Cát lợn là gì? Trư sa cát lợn có tác dụng gì với sức khỏe không?
Phải làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột? - Điều ai cũng nên biết
Đặc điểm của các nhóm máu và cách nhận biết nhóm máu
Con gái nên giặt đồ thế nào để tránh bệnh phụ khoa
Cách dùng chỉ nha khoa đúng cách để bảo vệ răng, nướu
Có bầu tập yoga được không? Bài tập yoga cho bà bầu, cho mẹ và bé luôn khỏe
7 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà bạn cần biết
Uống Omega 3 6 9 có tốt không? Uống như nào cho hiệu quả?