Thiền Vipassana là gì? Thiền Vipassana có tác dụng gì cho sức khỏe?

Cập nhật: 28/03/2024

Thiền Vipassana hiện nay được rất nhiều người yêu thích và thực hành nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thiền Vipassana là gì, phương pháp thiền này có tác dụng gì? Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về thiền Vipassana nhé!

Thiền Vipassana là gì? Thiền Vipassana có tác dụng gì cho sức khỏe?

Thiền Vipassana là gì?

1.

Thiền Vipassana (hay thiền minh sát tuệ, thiền tuệ) là một phương pháp thiền cổ có từ cách đây 2500 năm. Thiền Vipassana là một trong những pháp môn thiền nguyên thủy nhất của đất nước Ấn Độ cổ đại, được Đức Phật là người tự mình khai mở và giảng dạy như là phương pháp chính yếu trong suốt 45 năm hoằng pháp.

Thiền Vipassana là gì?

Vipassana là phương pháp thiền quán chứ không phải thiền định. Thiền định thường được thực hiện bằng cách tập trung vào hơi thở hoặc một đối tượng cụ thể nào đó để làm dịu tâm trí, phát triển sự tập trung và tĩnh lặng nhưng không bền vững vì chúng ta vẫn thường xuyên bị sự việc bên ngoài tác động. Thiền định không đem lại giải thoát vì nó không giúp phát sinh tuệ, tuy nhiên nó có khả năng trợ duyên cho thiền tuệ.

Thiền Vipassana thuộc loại thiền quán, chú trọng đến tương quan mật thiết giữa tâm và thân từ đó loại bỏ được những suy nghĩ, hành động tiêu cực và đã đạt được sự an nhàn, vui vẻ, nguồn năng lượng tích cực. Bởi Vipassana có nghĩa là "thấy mọi sự vật như bản chất thật của chúng ngay trong lúc quan sát", nó là một tiến trình logic của việc thanh lọc tâm tương bằng cách tự quán chiếu bản thân mình. Đây là "thiền sáng suốt", giúp chúng ta sửa đổi những tập quán tham đắm, si mê đã in hằn trong tâm khảm từ lâu đời lâu kiếp.

Thiền Vipassana

Trong khi thực hành thiền Vipassana, bạn bắt buộc phải ngồi yên, lưng thẳng và hoàn toàn yên lặng trong một khoảng thời gian nhất định. Thiền Vipassana chính là bí quyết giúp mang đến sự thư thái, an lạc cho tâm hồn một cách hiệu quả cao.

>> Tìm hiểu: Thiền là gì? Ngồi thiền có tác dụng gì cho sức khỏe?

Thiền Vipassana có tác dụng gì?

2.

Thiền Vipassana là một phương pháp tu đơn giản giúp chúng ta nhìn về bản chất vấn đề, nhờ đó mà tâm an lạc và hướng đến một đời sống bình yên và hạnh phúc. Cũng giống như tập thể dục để trau dồi thể lực, Vipassana giúp người tập phát triển một tâm hồn lành mạnh để thấy được rằng ta chỉ đang đánh giá mọi việc bằng sự hiểu biết hạn hẹp của bản thân mình, qua đó tu tập, hướng tới việc nhìn thấu bản chất sự việc.

Học thiền Vipassana có tác dụng gì?

Vipassana hướng con người ta tới cách thức đón nhận mọi biến đổi của vạn vật bằng tâm thế bình thản, xây dựng một đời sống nội tâm lành mạnh, an lạc. Ngoài ra, không chỉ thanh lọc nội tâm, người tu tập phương pháp thiền này còn có được rất nhiều lợi ích về mặt thể chất cũng như tinh thần như:

  • Gia tăng khả năng tập trung, hỗ trợ tăng cường trí nhớ.
  • Giảm căng thẳng, stress, chống lại các triệu chứng của trầm cảm, rối loạn lo âu.
  • Làm tâm trí minh mẫn, tỉnh táo, rút ngắn thời gian ngủ trong ngày.
  • Tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
  • Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp...
  • Làm chậm quá trình lão hóa.

Chính nhờ những tác dụng tới tâm hồn và cơ thể theo chiều hướng tích cực, thiền Vipassana hiện nay đang được rất nhiều người trên thế giới yêu thích và tu tập hằng ngày. Vậy thiền Vipassana có khó không? Hãy cùng theo dõi hướng dẫn thực hành thiền Vipassana cơ bản mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!

Hướng dẫn thực hành thiền Vipassana cơ bản

3.

Theo như nhiều chuyên gia, để có thể tu tập thiền Vipassana tốt nhất thì bạn nên dành thời gian tham gia các khóa thiền ngắn hạn ví dụ như khóa thiền Vipassana 10 ngày. Trong quá trình này bạn sẽ được các chuyên gia hướng dẫn một cách sâu sắc và kỹ lưỡng hơn để có thể mở ra tâm trí của mình, từ đó tạo tiền đề cho việc tự tu tập tại nhà. Bạn nên dành ít nhất 1 tiếng/ngày để có thể thực hành thiền Vipassana tại nhà, có như vậy, bạn mới giữ được sức khỏe, sự an yên trong tâm trí và luôn biết cách trân trọng giá trị cuộc sống, trân trọng những người yêu thương mình.

Hướng dẫn thiền Vipassana

Để thực hành thiền Vipassana cơ bản tại nhà, trước hết bạn cần chọn một không gian thoáng đãng, yên tĩnh, không khí lưu thông. Nếu có thể ngồi ngoài trời trong điều kiện thời tiết đẹp, không khí trong lành là tốt nhất. Bạn có thể ngồi trên mặt đất hoặc lót một chiếc gối bên dưới để đỡ mỏi lưng.

Tư thế khi ngồi thiền Vipassana chuẩn nhất là ngồi khoanh chân, đó có thể là khoanh chân xếp bằng, hoặc bán già hoặc tư thế kiết già, lưng giữ thẳng, hơi mở rộng vai và ưỡn ngực. Trong quá trình thiền bạn cần duy trì tư thế lưng thẳng, đầu hơi ngẩng, miệng hé tự nhiên, không nên ngậm chặt miệng hay nghiến răng. Những chi tiết nhỏ này sẽ mang lại cho bạn cảm giác lạc quan và hưng phấn hơn khi thiền.

Yên lặng, tĩnh tâm trong thời gian dài là yêu cầu quan trọng nhất của loại hình thiền Vipassana. Khi thực hiện thiền, để đạt được hiệu quả cao thì bạn nên tập đầy đủ, không bỏ dở giữa chừng. Trong quá trình thiền, bạn cần tập trung vào hơi thở và duy trì nó luôn trong trạng thái ổn định. Lý do của việc hơi thở được sử dụng làm đối tượng của thiền là bởi vì nó có tính nhất thời, luôn thay đổi, mỗi khi tâm trí của bạn lang thang, hãy đưa nó trở lại với hơi thở.

Bạn có thể thử tập trung sự chú ý vào khoảng trống cuối hơi thở ra trước khi bạn hít lại hoặc có thể sử dụng app “Hơi thở Prana“ để có thể hỗ trợ bạn thiền tốt hơn nhờ vào việc bạn hít vào, thở ra theo nhịp của tiếng động. Tham khảo bài thiền Vipassana 10 phút sau:

>> Xem thêm: Nhạc thiền tịnh tâm an nhiên tự tại, thư giãn, tăng cường trí lực, thể lực

Thiền Vipassana là một trong những thực hành quan trọng trong Phật giáo, nó giúp biến đổi tâm thức để thích nghi hoàn hảo trước những nghịch cảnh trong cuộc sống, đem lại tinh thần an lạc, sảng khoái và cơ thể khỏe mạnh, ít bệnh tật hơn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy đây là bộ môn phù hợp với mình thì đừng ngần ngại gì nữa mà hãy tham gia ngay nhé!

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về khái niệm thiền Vipassana và những lợi ích của bộ môn này. Hy vọng rằng nó sẽ hữu ích cho bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!

>> Tham khảo thêm: