6 vitamin cần thiết cho chế độ ăn của người tiểu đường
Duy trì dinh dưỡng đủ vitamin cho cơ thể thực sự rất khó với người bệnh tiểu đường. Vì hoa quả, thực phẩm tự nhiên giàu vitamin nhưng lại nhiều đường, nếu ăn quá nhiều trong ngày sẽ khiến đường huyết tăng. Vì vậy người bệnh cần phải bố sung vitamin tổng hợp bằng viên uống chức năng.
Vitamin hoạt động như một hợp chất hữu cơ thiết yếu nhằm đảm bảo cơ chế hoạt động của các enzyme trong cơ thể. Sau đây là 6 loại vitamin cần có để bổ sung trong chế độ ăn của người tiểu đường.
1. Vitamin A
Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì tầm nhìn, chức năng thần kinh, làn da khỏe mạnh và nhiều hơn nữa. Giống như tất cả các chất chống oxy hóa, vitamin A cũng liên quan đến việc chống viêm thông qua việc chống lại các gốc tự do.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc chặn các thụ thể vitamin A trên bề mặt của các tế bào beta tuyến tuỵ sẽ làm giảm tiết insulin. Vì vậy vitamin A rất quan trọng đối với chức năng tiết insullin của các tế bào beta. Sự suy giảm của insullin gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2. Các nhà nghiên cứu tin rằng kết quả này chứng tỏ việc thiếu vitamin A (vitamin có nhiều trong gan, dầu cá và các loại rau củ quả khác) có thể là nguyên nhân gây bệnh.
2. Vitamin B
Các loại vitamin B tổng hợp như B1, B12, B6, B2 có liên quan đến quá trình chuyển hóa chất bột đường, chất béo, chất đạm và sản xuất năng lượng. Đặc biệt những người ăn chay trường kì, chắc chắn sẽ thiếu vitamin B12, dẫn đến thiếu máu.
Vitamin B có vai trò đảm bảo hoạt động của các tế bào thần kinh. Do đó, bổ sung vitamin B12 sẽ giúp giảm bớt các tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra.
3. Vitamin E
Vitamin E có tính oxy hóa rất mạnh. Nó có thể chống lại các độc tố trong máu đồng thời cải thiện hoạt động của insulin. Khi không đủ vitamin E, các gốc tự do trong cơ thể sẽ phá vỡ các cấu trúc nội bộ, gây ra các biến chứng. Vì vậy, bổ sung vitamin E sẽ làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, cải thiện dung nạp glucose ở người bệnh và hạn chế các biến chứng.
4. Vitamin C - "Vị cứu tinh" của người bệnh tiểu đường
Nghiên cứu mới nhất cho thấy chỉ cần 2 viên vitamin C 500mg mỗi ngày, giúp giảm lượng đường trong máu trong suốt cả ngày và giảm tối đa lượng đường trong máu sau bữa ăn đến 36% ở bệnh nhân tiểu đường, có nghĩa là bạn đã giảm được 3 tiếng mỗi ngày của tình trạng tăng huyết áp. Theo báo cáo vitamin C cũng rất tốt cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 và hệ tim mạch.
Vitamin C 500mg hấp thụ qua viên uống gấp 10 lần có trong khẩu phần ăn và dĩ nhiên bạn không thể nạp đủ lượng vitamin C cho mỗi ngày trong chế độ ăn hàng ngày.
5. Vitamin D
Vitamin D là điều kiện để cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho. Bên cạnh đó vitamin D cũng rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị bệnh tâm lý đối với người bênh tiểu đường tuýp 2.
Như chúng ta đã biết nếu tế bào beta ngừng hoạt động, sẽ khiến cơ thể không thể tạo ra isullin để điều hòa và kiểm soát lượng đường trong máu. Các chuyên gia phát hiện liệu pháp vitamin D có thể điều trị các tế bào beta bị hư hại. Thử nghiệm trên loài chuột bị tiểu đường, liệu pháp vitamin D mang glucose trở lại mức bình thường. Sự kết hợp của iBRD9 với vitamin D kích hoạt chức năng chống viêm của các tế bào beta, giúp chúng sống sót.
Viamin D có trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi... Tắm nắng 10 - 15 phút mỗi ngày cũng giúp bổ sung vitamin D cho cơ thể.
6. Vitamin K
Các chuyên gia đã thử nghiệm ở 355 người cả nam lẫn nữ ở độ tuổi từ 60 - 80 , kết quả cho thấy nam giới được bổ sung vitamin K có thể cải thiện được chứng kháng insulin tốt hơn so với những người ở nhóm còn lại, qua đó giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vitamin K còn có nhiều trong bông cải xanh, súp lơ, rau xanh nhiều lá.
Bạn lưu ý rằng, với mọi viên uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên môn về thể trạng bản thân, liều lượng cũng như việc có thể sử dụng không nhé.
Kết luận, người bệnh tiểu đường cần bổ sung đủ dưỡng chất và vitamin cho cơ thể, để duy trì sức khỏe và đường huyết, tim mạch. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có máy đo huyết áp, máy đo đường huyết để kiểm soát lượng đường trong máu và kịp thời phòng ngừa và có giải pháp cải thiện.
>> Xem thêm bài viết liên quan:
Xem thêm
Cách tăng kích thước vòng 1 - căng tròn, mịn màng
Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là thấp cần thở máy?
Ác mộng là gì? Ngủ hay nằm mơ thấy ác mộng là bị làm sao, bệnh gì?
Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
Con gái nên giặt đồ thế nào để tránh bệnh phụ khoa
Chỉ thị 10 là gì? Những điều cần biết về Chỉ thị 10 của TPHCM
Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai có đoán được là trai hay gái?
Sau khi quan hệ bao lâu thì có thai? Dấu hiệu mang thai sớm nhất 1, 2 tuần đầu
7 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà bạn cần biết