9 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường cần có một chế độ ăn hợp lý, khẩu phần ăn khác biệt với những thực phẩm ít đường để ngăn ngừa biến chứng và tiến triển bệnh. Vậy người tiểu đường nên ăn gì? Hãy cùng xem 1 số loại thực phẩm rau củ bổ sung nhiều chất xơ, cung cấp đủ lượng đường trong máu mà đảm bảo chất dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường.
Bệnh Tiểu đường là gì?
Tiểu đường là một bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội và gây ra nhiều biến chứng. Nếu không kiểm soát tốt, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tính mạng con người.
Tiểu đường hay đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa của cơ thể, với tình trạng tăng đường huyết mạn tính, kèm theo sự rối loạn chuyển hóa của Lipid, Carbohydrat hay Protein. Tiểu đường gây ra do sự thiếu hụt Insulin của cơ thể, tế bào kháng Insulin hoặc do cả hai.
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Để có thể chuẩn đoán được bệnh tiểu đường, cần dựa vào xét nghiệm và triệu chứng lâm sàng. Trong đó, bốn triệu chứng điển hình ở người mắc bệnh tiểu đường là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều.
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra bằng cách sử dụng máy đo đường huyết. Thậm chí, những gia đình có bệnh nhân đã mắc tiểu đường rồi càng cần trang bị chiếc máy đo tiểu đường để có thể theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên.
>>> Có thể bạn quan tâm: Máy đo đường huyết thương hiệu nào tốt?
Các loại rau củ tốt cho người bệnh tiểu đường
1. Cà rốt
Lý do cà rốt rất tốt cho bệnh tiểu đường là vì trong cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B. Hơn nữa, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa dần thành vitamin A.
Nếu như các loại đường ở các loại thực phẩm chuyển thành đường trong máu một cách nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm chạp. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nó cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt.
Cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E
2. Bắp cải
Bắp cải cũng chứa nhiều vitamin C, có tác động tích cực đến sức khỏe của tim. Bên cạnh đó, bắp cải cũng có hàng tấn chất xơ để làm chậm quá trình tiêu hóa bất cứ thứ gì bạn ăn cùng với nó, điều này sẽ giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.
Ăn bắp cải tốt cho người bị tiểu đường
3. Cà chua
Tương tự như cà rốt, cà chua cũng loại rau quả không chứa tinh bột, tốt cho người bệnh đái tháo đường vì chúng không làm tăng đường huyết.
Bên cạnh việc chứa ít đường và carbohydrates, cà chua còn là một nguồn tuyệt vời cung cấp vitamin B (chẳng hạn folate), vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin K.
Xem thêm: Nước ép cà chua có tác dụng gì? 5 cách làm nước ép cà chua ngon
Cà chua cung cấp vitamin B
4. Dưa leo
Đây là loại quả có chứa nhiều chất xơ và ít carbohydrates. Chất xơ được biết đến là rất tốt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp bạn có cảm giác no, kiểm soát mức đường huyết hiệu quả và hỗ trợ tiêu hóa.
Dưa leo chứa nhiều chất xơ và ít carbohydrates
5. Súp lơ xanh
Thật hay khi trong súp lơ xanh có chứa nhiều Crom, chất xơ và chất chống oxy hóa, nhiều vitamin C, E và beta-carotene. Với những lợi thế này, nó giúp giảm nguy cơ bị ung thư đặc biệt là ung thư đại tràng; giàu chất sắt và acide folique giúp chống lại chứng thiếu máu.
Do giàu crom nên súp lơ xanh đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát đường huyết.
Súp lơ xanh có thể sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường trong súp, món ăn mì ống và thịt hầm, hoặc xào với tỏi.
Súp lơ xanh có chứa nhiều Crom, chất xơ và chất chống oxy hóa, nhiều vitamin C, E và beta-carotene
6. Rau diếp cá
Có khá nhiều người không ăn được loại rau này vì nó có hương vị đặc trưng. Thế nhưng, loại rau này lại mang đến những lợi ích với giá trị dinh dưỡng cao. Rau diếp cá chứa nhiều chất xơ phù hợp với người bị tiểu đường.
Đặc biệt, trong diếp cá có chứa vitamin B, từ đó có khả năng giảm mức độ homocysteine - axit, amin gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh tiểu đường.
Xem thêm: Uống nước rau diếp cá có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
Rau diếp cá chứa nhiều chất xơ
7. Mướp đắng
Các hoạt chất charantin, glycosid steroid có trong mướp đắng sẽ giúp hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh.
Trái mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do - một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.
Xem thêm: Những công dụng tuyệt vời từ mướp đắng
Trái mướp đắng
8. Nấm
Một trong những chất giúp chống oxy hóa cực mạnh giàu có trong nấm đó chính là selenium
Lý do oxy hóa sẽ gây ra tình trạng kháng insulin trong cơ thể và dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Hãy chịu khó ăn nấm, để ngăn chặn tình trạng này bằng cách cải thiện độ nhạy insulin và hạ đường huyết.
Nấm nhiều Selenium
9 Rau bina hay còn gọi là rau bó xôi
Theo nghiên cứu khoa học Anh, rau bina nếu ăn thường xuyên sẽ giúp hạn chế tới 20% nguy cơ mắc căn bệnh tiểu đường, giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
Xem thêm: Rau bina là rau gì? Sinh tố rau bina có tác dụng gì?
Rau bina hạn chế tới 20% nguy cơ mắc căn bệnh tiểu đường
Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện cho người bị bệnh tiểu đường như thế nào?
1. Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường
Chế độ ăn hợp lý thực sự đóng vai trò rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường. Mỗi người sẽ có chế độ cụ thể nhưng cần tuân thủ:
- Cân đối các hàm lượng chất béo, vitamin, đạm, đường, tinh bột, muối khoáng. Tránh ăn quá nhiều để không bị tăng đường huyết sau khi ăn.
- Không ăn quá ít vì điều đó có thể gây bị hạ đường huyết khi xa bữa ăn.
- Đảm bảo đủ năng lượng để duy trì hoạt động thể lực hằng ngày.
- Nếu cân nặng đã phù hợp rồi thì cần giữ để tránh tăng cân, nếu cân nặng quá cao cần cân đối lại cho vừa phải.
- Tránh thay đổi cơ cấu bữa ăn quá nhanh và quá nhiều.
- Hạn chế rượu bia, uống lượng vừa phải (5 - 15g/ngày). Ngược lại, nếu uống các rượu mạnh nhiều làm tăng nguy cơ bệnh gan, tăng huyết áp...
- Chia đều bữa ăn: Chia nhỏ các bữa ăn vào các khung giờ cụ thể để không ăn quá nhiều một bữa. Bạn có thể ăn 3 bữa chính và chia thêm 2 bữa phụ nếu tiêm nhiều Insulin.
- Người bệnh nếu được chỉ định tiêm một mũi Insulin trước khi đi ngủ thì hãy ăn một bữa nhỏ lúc đó để tránh hạ đường huyết ban đêm.
2. Chế độ tập luyện vận động hợp lý cho người bị tiểu đường
Bên cạnh việc ăn uống thì việc luyện tập thể lực cũng đóng vai trò rất quan trọng để giữ đường huyết ổn định thông qua việc tiêu thụ đường cho việc luyện tập. Hãy tập thể dục mỗi ngày 30 - 45 phút đều đặn, mỗi tuần 5 ngày để kiểm soát đường máu tốt hơn.
Chú ý lựa chọn mức độ bài tập cho phù hợp tình trạng bệnh, có thể thăm hỏi ý kiến bác sĩ.
Tham khảo thêm:
- Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?
- 10 Thức uống tốt cho người bị bệnh tiểu đường
- Hãy nhớ 6 thói quen này để phòng ngừa bệnh tiểu đường
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người mắc bệnh tiểu đường cân nhắc thêm về chế độ ăn rau củ quả tốt hơn.
Quý khách có nhu cầu mua sắm sản phẩm hãy nhanh tay truy cập hoặc gọi tới số điện thoại hotline của chúng tôi để được sở hữu những sản phẩm máy đo đường huyết có giá tốt nhất và được nhân viên tư vấn chi tiết hơn nhé.
Xem thêm
Ba kích là gì? Ba kích có tác dụng gì với phái mạnh?
Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là thấp cần thở máy?
Cloramin B là gì (Chloramine B là gì)? Hóa chất Cloramin B có độc không?
Độ tuổi nào nên bổ sung nội tiết tố nữ?
Bỏ túi mẹo chăm sóc da và tóc cực đơn giản, tiết kiệm với cà phê
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần dựa trên tiêu chuẩn quốc tế 2022
Uống mật ong với nước ấm vào buổi sáng có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Nhóm máu A là nhóm máu gì? Đặc điểm và cách nhận biết nhóm máu A
Ăn bí đỏ có tốt không? Khám phá tác dụng của bí đỏ đối với sức khỏe