Hay bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì để trị nhanh và hiệu quả?
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nhiệt miệng đó là do có thể bị thiếu hụt các vitamin quan trọng. Nếu bạn là người thường xuyên bị nhiệt miệng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thì có thể bạn cần phải bổ sung thêm các loại vitamin cho cơ thể. Vậy, nhiệt miệng nên uống vitamin gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách điều trị nhiệt miệng bằng vitamin như thế nào nhé!
Hay bị nhiệt miệng là do thiếu vitamin gì?
Bệnh nhiệt miệng là một bệnh lý khá phổ biến, người ở bất kỳ giới tính hay lứa tuổi nào cũng đều có thể mắc phải. Thường thì bệnh nhiệt miệng xảy ra nhiều nhất vào những ngày nắng nóng hoặc hanh khô. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lở loét, nhiệt miệng, một trong số đó không thể không nói tới nguyên nhân từ việc thiếu các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.
Vitamin là một trong những dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể, cung cấp nguồn năng lượng sạch và có lợi, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và điều trị được nhiều căn bệnh khác nhau. Nếu như cơ thể bị thiếu vitamin sẽ dẫn đến tình trạng bị suy nhược, mệt mỏi, uể oải và phát sinh nhiều loại bệnh lý khác nhau, thậm chí có những loại bệnh lý có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
Mỗi loại vitamin sẽ có những công dụng khác nhau, bạn có thể căn cứ vào triệu chứng bệnh để bổ sung loại vitamin cần thiết sao cho phù hợp. Khoảng 80% người bị nhiệt miệng là do thiếu vitamin, còn lại chỉ 10% là do virus, vậy nếu trong tình trạng bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì để vết nhiệt miệng mau lành, ít tái phát?
>>> Xem thêm: 9+ nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng thường xuyên cần biết để phòng ngừa
Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B bao gồm tám chất có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi tế bào và các quá trình quan trọng khác. Vitamin B hòa tan trong nước và bài tiết qua nước tiểu khi thừa, do đó cần được bổ sung thường xuyên và liên tục để duy trì sức khỏe. Thiếu những loại vitamin B dưới đây có thể gây nhiệt miệng hoặc gây kích ứng da ở trong và xung quanh miệng.
Vitamin B2
Vitamin B2 còn được gọi với tên khác là riboflavin, một chất rất cần thiết cho sự phát triển cũng như phục hồi các mô của cơ thể, bao gồm da, mô liên kết, màng nhầy, hệ thống miễn dịch và thần kinh. Mức khuyến nghị bổ sung vitamin B2 cho người hay bị nhiệt miệng hàng ngày dao động từ 0,3mg cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đến 1,6mg cho phụ nữ đang cho con bú. Thiếu hụt vitamin B2 có thể gây ra chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da, đặc biệt là ở các góc của miệng, lưỡi. Thiếu vitamin B2 còn gây ra đau răng, viêm lợi, nguyên nhân gián tiếp làm cho tình trạng lở loét, nhiệt miệng thêm nặng hơn.
Vitamin B3
Vitamin B3 là thành phần của 2 coenzyme quan trọng tham gia vào việc vận chuyển hydro và điện tử trong các phản ứng oxy hóa khử. Cơ thể thiếu vitamin B3 sẽ gây ra các biểu hiện như chán ăn, suy nhược cơ thể, dễ bị kích thích, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm da, lở miệng…
Vitamin B7
Vitamin B7 (biotin) là một loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của tế bào, sản xuất axit béo và sự trao đổi chất của các axit amin. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, mặc dù sự thiếu hụt vitamin B7 không phổ biến, nhưng nó vẫn có thể dẫn đến tác động xấu trên nhiều bộ phận cơ thể, đặc biệt là các lở loét gần hoặc quanh miệng và có thể trở nên đau, viêm theo thời gian. Mức bổ sung vitamin B7 hằng ngày được khuyến nghị dao động từ 5mg ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đến 35mg đối với phụ nữ đang cho con bú.
Vitamin B12
Kiểm tra thực tế trên nhiều bệnh nhân thường xuyên bị nhiệt miệng cho thấy, một phần nguyên nhân gây ra lở loét miệng nằm ở việc thiếu hụt vitamin B12, còn được gọi là cobalamin. Mức cobalamin trong máu bình thường từ 200 - 600pg/ml cho người lớn. Khi cơ thể bạn thiếu vitamin B12 hơn so với mức cần thiết thì sẽ có nhiều biểu hiện đặc trưng trong đó rõ ràng nhất là việc bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, chỉ cần bạn bổ sung một liều vitamin B12 1000 đơn vị hằng ngày cũng sẽ có hiệu quả và làm ngăn ngừa các vết nhiệt miệng ấy tái phát.
>>> Xem thêm: Vitamin nhóm B có "lợi ích vàng" gì đối với sức khỏe?
Vitamin C
Vitamin C là một loại vitamin có nhiều tác dụng với cơ thể, không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp cho làn da trở nên tươi sáng hơn. Thiếu vitamin C sẽ khiến cho cơ thể bị suy yếu, sức đề kháng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng gây nên một số bệnh về răng miệng trong đó có nhiệt miệng.
>>> Xem thêm: Vitamin C có vai trò ra sao đối với sức khỏe?
Bị nhiệt miệng nên bổ sung vitamin như thế nào?
Khi đã biết được nhiệt miệng nên uống vitamin gì, bạn cần phải có kế hoạch để bổ sung kịp thời lượng vitamin còn thiếu này theo 2 cách sau.
Bổ sung vitamin thông qua thực đơn hằng ngày
Bổ sung vitamin bị thiếu hụt thông qua những bữa ăn hằng ngày là cách hiệu quả, nhanh chóng, lành mạnh và có lợi ích lâu dài nhất. Nạp thêm lượng vitamin cần thiết theo cách này vừa giúp cho cơ thể bạn giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và giảm tình trạng nhiệt miệng vừa cung cấp thêm nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe con người. Bạn có thể nạp thêm vitamin thông qua những loại thực phẩm như:
- Vitamin B2: Thịt, cá, hạt mè, hạnh nhân, rau bina, súp lơ xanh, gan động vật, nấm, trứng, sữa, pho mát, sữa chua, yến mạch...
- Vitamin B3: Các loại cá như cá ngừ, cá cơm, cá hồi..., thịt gà, thịt bò, lạc, quả bơ, gạo lứt, lúa mì, đậu Hà Lan, khoai tây...
- Vitamin B7: Cà rốt, ngũ cốc, các loại cá nước lạnh (cá trích, cá mòi, cá ngừ...), quả óc chó, rau chân vịt, thịt, bánh mì, trứng, đậu nành...
- Vitamin B12: Gan động vật, ngao, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá biển, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng...
- Vitamin C: Ổi, ớt chuông, quả kiwi, súp lơ xanh, dâu tây, cam, chanh, đu đủ...
Bổ sung vitamin thông qua thực phẩm chức năng
Mặc dù việc bổ sung vitamin bị thiếu hụt thông qua ăn uống là cách rất lành mạnh và có tác dụng lâu dài, tích cực, tuy nhiên, không phải cơ thể ai cũng có khả năng hấp thu được hết vitamin trong thực đơn ăn uống. Trong trường hợp đó, nhiều người thường bổ sung vitamin thông qua các sản phẩm thực phẩm chức năng, các loại vitamin tổng hợp. Nếu như bạn bị thiếu vitamin thì bạn có thể bổ sung được bằng cách uống các loại viên bổ sung vitamin có bán tại các nhà thuốc. Viên thuốc uống có thể ở dạng viên nén, sủi, dạng viên hoặc ở dạng siro.
Tuy nhiên, việc sử dụng thực phẩm chức năng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi bạn sử dụng song song với các loại thuốc đặc trị các bệnh lý khác. Chính vì vậy, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhé!
>>> Xem thêm: Nên uống vitamin C vào lúc nào trong ngày là tốt nhất
Qua bài viết này hẳn bạn đọc đã biết được khi bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì để mau khỏi rồi phải không? Nếu bạn đang tìm mua những sản phẩm viên bổ sung vitamin chính hãng, đảm bảo chất lượng thì hãy truy cập ngay hoặc liên hệ theo hotline bên dưới nhé!
Tham khảo thêm
Xem thêm
Các loại thực phẩm tăng nội tiết tố nữ dễ ăn, dễ mua
Uống vitamin gì để đẹp da? - Lời khuyên từ chuyên gia
5 Bài tập yoga cho người đau vai gáy giúp giảm đau cổ vai gáy hiệu quả
Nên uống nhụy hoa nghệ tây vào lúc nào tốt nhất?
Top những loại trái cây ngon - bổ - rẻ mà tác dụng chẳng kém Viagra
Những cách giữ ấm cho gia đình có người già và trẻ nhỏ khi chuyển mùa
Vitamin nhóm B có "lợi ích vàng" gì đối với sức khỏe?
Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa? Người lớn, bà bầu ăn váng sữa có tốt không?
[Hỏi - Đáp] Có nên cho trẻ nhỏ uống Tảo Nhật không?