Bệnh K là gì? Tại sao ung thư gọi là K?
Chúng ta vẫn thường nghe nói đến bệnh ung thư là một bệnh nan y, khó chữa, nhưng còn khái niệm bệnh K thì không phải ai cũng biết. Vậy bệnh K là gì? Tại sao ung thư gọi là K? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bệnh K là gì?
Bệnh K là một khái niệm không mới nhưng không phải ai cũng biết rõ. Nhiều người khi đi vào các bệnh viện thường nghe bác sĩ nói đến bệnh K và sẽ thắc mắc không biết bệnh K là gì?
Trên thực tế K là cách gọi khác của bệnh ung thư. Trong tiếng Anh bệnh được viết là "Cancer” - dịch sang tiếng Việt là ung thư. Phiên âm của từ này là /ˈkansər/, âm K đứng đầu trong cách phát âm thay vì âm C. Do đó, trong y học cũng như tại các bệnh viện, hầu hết bác sĩ sẽ gọi ung thư là K thay cho cách gọi thông thường. Chính vì vậy, điều này có thể khiến nhiều người băn khoăn, tại sao không gọi là bệnh ung thư mà lại gọi là bệnh K?
Tại sao ung thư gọi là K?
Ung thư xảy ra khi các tế bào phân chia không kiểm soát được. Những tế bào bất thường (hay còn gọi là tế bào ung thư, tế bào K) này có thể xâm nhập vào các mô lân cận hoặc di chuyển đến các vị trí ở xa bằng cách nhập vào mạch máu hoặc hệ bạch huyết. Người bị bệnh ung thư có nguy cơ tử vong vì khối u phát triển mạnh làm tê liệt cơ quan và ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể suy kiệt, đau đớn…
Theo các chuyên gia tâm lý, hầu hết bệnh nhân khi biết mình mắc các bệnh nan y thì thường cảm thấy lo sợ, tuyệt vọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh ung thư cũng có nhiều loại, nhiều giai đoạn khác nhau... và không phải không thể chữa trị và phục hồi. Chính vì vậy, các bác sĩ thường tránh gọi tên trực tiếp bệnh ung thư mà thay vào đó sẽ gọi là bệnh K để không ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của bệnh nhân, giúp việc chữa bệnh hiệu quả và đạt nhiều triển vọng hồi phục hơn. Tại Việt Nam có một hệ thống bệnh viện K chuyên khoa về điều trị ung thư, ung bướu... Do đó, hầu hết mọi người cũng thường quen với cách gọi bệnh là K.
Bệnh K có chữa được không?
Nhiều người cho rằng bệnh ung thư không chữa được, bị bệnh đồng nghĩa với “án tử”, tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Ngày nay, với sự phát triển của nền y học hiện đại, nhiều bệnh nhân ung thư đã được chữa khỏi và có kết quả điều trị khả quan nếu phát hiện ở giai đoạn sớm: 93% với bệnh ung thư vú, 93% ung thư cổ tử cung, 97% ung thư da, 90% ung thư đại trực tràng, 94% ung thư buồng trứng…
Tỷ lệ chữa trị khỏi của bệnh K phụ thuộc phần lớn vào việc khối u do các tế bào K tạo ra là khối u lành tính hay ác tính, cũng như bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nào.
- Khối u mà bệnh K gây ra thuộc loại ác tính, nghĩa là nó có thể xâm lấn ra xung quanh, gọi là K di căn. Thông qua hệ thống tuần hoàn trong cơ thể, các tế bào của bệnh có thể di chuyển và hình thành nên một khối u mới tách biệt với khối u ban đầu.
- Các khối u lành tính không có tính xâm lấn giống ác tính, mặc dù có thể kích thước nó rất lớn. Đặc biệt ta có thể điều trị bệnh bằng cách cắt bỏ khối u này với tỷ lệ tái phát cực kỳ thấp. So với trường hợp u ác tính, u lành tính ít có hại hơn nhưng không phải lúc nào cũng vô hại, ví dụ như u não lành tính có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc bệnh.
Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đã có thêm những hiểu biết chính xác về bệnh ung thư cũng như hiểu được bệnh K là gì? Tại sao lại gọi bệnh ung thư là K? Mặc dù đây là một bệnh khó chữa trị nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách xây dựng một lối sinh hoạt và làm việc khoa học, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn hãy tham khảo và sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng tại để nâng cao sức khỏe và phòng tránh căn bệnh này hiệu quả hơn. Hãy nhấc điện thoại lên và gọi cho hotline dưới đây của chúng tôi để được giải đáp và tư vấn thêm về các sản phẩm này nhé!
Tham khảo thêm
Xem thêm
Ăn trứng gà nhiều có tốt không? Mỗi ngày nên ăn mấy quả trứng gà?
Cát lợn là gì? Trư sa cát lợn có tác dụng gì với sức khỏe không?
Cách ngâm chanh đào mật ong đường phèn chữa ho hiệu quả
Những loại trái cây tốt cho bà bầu nên ăn trong thai kỳ
Có nên nhổ răng khôn không? Nhổ răng khôn có nguy hiểm gì không?
Bị giãn tĩnh mạch chân có tập thể dục, yoga, đi bộ, chạy bộ được không?
Nguyên nhân và cách trị viêm nang lông vùng kín an toàn, hiệu quả
6 bài tập giảm mỡ lưng cho nữ giúp giảm béo lưng hiệu quả tại nhà
Review Dionel & Foellie 2 loại nước hoa vùng kín quyến rũ nhất hiện nay