Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là gì?
Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng là gì? VnAsk mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
Nguồn gốc ngày rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu) là một ngày lễ được bắt nguồn từ Trung Quốc kéo dài từ ngày 14 - 15 tháng Giêng Âm lịch. Theo nhiều tài liệu, Tết Nguyên Tiêu được bắt nguồn từ thời Tây Hán, Trung Quốc với lễ hội rước đèn long trọng. Câu chuyện được bắt đầu từ việc các cung nữ mỗi khi xuân đến lại nhớ nhà nhưng nhà vua lại cho canh gác nghiêm ngặt, không cho ai ra ngoài. Khi đó, Đông Phương Sóc - viên sủng thần của Hán Vũ Đế đã cảm động trước tấm lòng của các cung nữ và giúp họ. Ông đã tung tin thành Trường An sẽ bị Hỏa thần thiêu rụi khiến cho người dân lo sợ rồi sau đó đưa ra hiến kế với nhà vua rằng vào ngày rằm tháng Giêng này, nhà vua và người nhà nên lánh nạn ngoài cung. Còn ông sẽ cho người treo đèn lồng đầy sân để tạo giả cảnh lửa cháy lừa Hỏa thần.
Ngay sau đó, Hán Vũ Đế đã đồng ý với kế sách này của Đông Phương Sóc. Thế là từ đó, vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, cả nước đều treo lồng đèn. Còn các cung nữ đều được gặp người thân của mình. Và ngày lễ này đã được lưu truyền, lan rộng qua nhiều thế kỷ và ảnh hưởng đến Việt Nam. Tuy nhiên ở Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu lại có sự biến tấu và khác biệt hơn so với Trung Quốc.
Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng
Tết Nguyên Tiêu được hiểu là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” có nghĩa là thứ nhất, còn “Tiêu” là đêm. Hơn nữa, Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên để phân biệt với Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười). Đặc biệt, rằm tháng Giêng là một ngày lễ quan trọng đối với người Phật giáo hằng năm, do đó người xưa có câu nói “cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.
Trong ngày rằm tháng Giêng, mỗi gia đình người Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu với Phật và gia tiên, mong muốn cầu một năm mới an lành và nhiều tài lộc. Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán của mỗi vùng miền mà người ta sẽ có cách bày trí mâm cỗ khác nhau, dù ít hay nhiều nhưng miễn là thành tâm là được.
Mong rằng những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc đã giúp bạn biết ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng là gì rồi. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Rằm tháng Giêng cúng hoa quả có được không? Mâm hoa quả thắp hương rằm tháng Giêng
- Cách viết sớ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất
- Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn? Gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng
- Cách sắm lễ cúng rằm tháng Giêng, chuẩn bị đồ cúng rằm tháng Giêng đúng thủ tục
- Cúng rằm tháng Giêng 2023 vào ngày nào thì tốt? Ngày đẹp cúng rằm tháng Giêng
Xem thêm
Những bài thơ hay về ngày thương binh liệt sỹ 27/7
15 Lời chúc 8/3 cho bản thân hay, ý nghĩa nhất 2024
Cúng giao thừa là gì? Cúng giao thừa cần những gì?
Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023: Tết Dương lịch 2023 nghỉ mấy ngày?
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5?
Mẫu thiệp chúc mừng ngày 22 tháng 12 đẹp, ý nghĩa nhất
2 Bài văn khấn sau khi lau dọn bàn thờ chuẩn nhất
Mẫu cắm hoa 20.11 ý nghĩa, đơn giản mà đẹp tri ân thầy cô
Tin nhắn chúc mừng Giáng sinh (Noel) cho người yêu hay, ý nghĩa