Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn? Gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng

  • 1

Ông cha ta có câu "Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng" ý chỉ rằng rằm tháng Giêng là một ngày lễ rất quan trọng đối với người Việt Nam. Tuy nhiên, rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn thì không phải ai cũng biết được. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó, đồng thời đưa ra cho bạn gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

Nguồn gốc của ngày rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng (còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu) là một ngày lễ bắt nguồn từ việc đồng áng. Ngoài ra, một vài ý kiến khác cũng cho rằng, lễ cúng rằm tháng Giêng được bắt nguồn từ Phật giáo. Vào ngày này, các chư Tăng sẽ tập trung đông đủ để nghe giảng thuyết pháp. Cũng theo quan niệm Phật giáo, ngày rằm hay mùng 1 hằng tháng được xem là ngày của Phật.

Rằm tháng Giêng là ngày rằm đầu tiên của một năm, vì thế nhiều người tin rằng ngày này đức Phật sẽ giáng lâm để chứng độ cho lòng thành của các Phật tử. Theo quan niệm của nhà Phật, ngày rằm tháng Giêng cũng là dịp để tưởng nhớ tới đức Phật.

Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn?

Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn? Thật ra, không có một tài liệu nào ghi rõ phải cúng chay hay cúng mặn trong ngày rằm này. Với các gia đình theo đạo Phật, thông thường họ sẽ cúng lễ chay để bày tỏ lòng thành kính với Phật.

Còn với những gia đình không theo đạo Phật, họ vẫn có thể cúng cơm chay nếu muốn, hoặc họ có thể chuẩn bị cả cỗ chay lẫn cỗ mặn, thậm chí chỉ chuẩn bị mâm cỗ mặn.

Dù là cúng cỗ chay hay cỗ mặn thì quan trọng nhất vẫn chính là lòng thành của gia chủ hướng tới Phật, Thánh, Thần linh và ông bà, tiên tổ.

Bên cạnh đó, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cũng không nhất thiết phải chuẩn bị cầu kỳ, tốn kém. Tùy vào từng vùng miền, tập tục của địa phương, điều kiện kinh tế của gia đình mà các món ăn trong mâm cúng có thể sẽ khác biệt.

Tham khảo thêm Văn khấn rằm tháng Giêng đầy đủ nhất: Bài cúng, văn khấn lễ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn

Gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn

Như đã nói ở trên, mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng sẽ có sự khác nhau giữa các gia đình, vùng miền. Các gia đình có điều kiện, ưa cầu kỳ, lễ nghi thì có thể chuẩn bị mâm cỗ chay với các món đa dạng, thậm chí có thể lên tới 10 - 20 món. Những gia đình không có điều kiện bằng thì có thể chuẩn bị số món ít hơn, đơn giản hơn.

Tuy nhiên, dù mâm cỗ chay có bao nhiêu món, cầu kỳ hay đơn giản thì cũng nên có sự hài hòa, cân đối và nên có đủ màu sắc của Ngũ Hành. Mâm cỗ nên có món màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, món màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, món màu đen tượng trưng cho hành Thủy, món màu trắng tượng trưng cho hành Kim và món màu vàng tượng trưng cho hành Thổ.

Mâm cỗ cúng chay ngày rằm tháng Giêng thường sẽ gồm:

  • Xôi (có thể là xôi gấc, xôi tầng, chè...)
  • Bánh trôi
  • Một số món xào chay
  • Giò chay
  • Chả chay...

Sau đây là gợi ý một số mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng để bạn tham khảo:

Gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng

Gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng

Gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng

Gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng

Hi vọng rằng sau bài viết này, bạn đã biết được rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn. Những gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng trên đây của chúng tôi có thể giúp bạn dễ dàng chuẩn bị mâm cúng cho ngày rằm đầy đủ, trọn vẹn hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

  • 4.696 lượt xem
👨 Hoàng Thị Thuận Cúc Cập nhật: 28/03/2024