Tuyệt chiêu cho nàng bị “đèn đỏ” ngày đi biển
Bạn chuẩn bị cùng gia đình, bạn bè đi tắm biển? Nhưng vào đúng ngày đó thì “bà dì ghé thăm” khiến bạn không tự tin? Đừng lo lắng, những tuyệt chiêu đi biển ngày đèn đỏ dưới đây của sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này!
Sử dụng “băng vệ sinh đặc biệt” khi đi biển ngày đèn đỏ
Băng vệ sinh là vật dụng KHÔNG THỂ THIẾU với mỗi chị em vào ngày đèn đỏ. Khi đi biển, bạn không nên dùng loại băng vệ sinh miếng thông thường vì chúng dễ tràn, nhanh đầy, dễ lộ và bị tuột khi bạn bơi. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn giữa tampon và cốc nguyệt san (hay cốc đựng kinh nguyệt):
Tampon
Tampon là loại băng vệ sinh hình que, nhỏ bằng đầu ngón tay. Khi dùng, bạn phải đặt tampon vào bên trong “cô bé”. Một đầu của tampon có dây kéo để giúp người sử dụng lấy ra và kiểm soát dễ dàng hơn. Nếu dùng tampon, bạn nhớ phải dấu kỹ phần dây này để tránh “lộ hàng”. Thêm một lưu ý nữa là không được dùng tampon quá 8 tiếng, nói cách khác, cứ tối đa 8 tiếng bạn phải thay tampon một lần.
>> Xem chi tiết: Tampon là gì? Cách sử dụng tampon chuẩn như thế nào?
Tampon
Cốc nguyệt san
Cốc nguyệt san được thiết kế với hình dáng gần giống như một chiếc phễu nhỏ, làm từ silicon hoặc nhựa y tế, đảm bảo an toàn với sức khỏe. Cũng giống như tampon, cốc nguyệt san được phụ nữ ở các nước châu Âu như Anh, Pháp, Mỹ cực kỳ ưa chuộng nhưng lại còn khá mới ở Việt Nam. So với tampon hay băng vệ sinh thông thường, cốc nguyệt san mang đến nhiều lợi ích hơn như không gây tình trạng bí bách, dày cộm, không lo “tràn băng”, hạn chế vi khuẩn tấn công và mùi hôi khó chịu, không làm mất độ ẩm tự nhiên đồng thời có thể cân bằng độ pH trong âm đạo, an toàn với sức khỏe và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khi cốc kinh nguyệt đầy, bạn phải đổ và vệ sinh cốc thật sạch sẽ cho những lần sau.
Cốc nguyệt san - băng vệ sinh đặc biệt dùng khi đi bơi
>> Tham khảo thêm:
- Dùng cốc nguyệt san có làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
- Hướng dẫn sử dụng cốc nguyệt san cho bạn nữ ngày "dâu"
- Tư vấn chọn mua cốc nguyệt san an toàn, vệ sinh cho các bạn nữ
- Review một số cốc nguyệt san tốt nhất hiện nay cho bạn nữ
- Bảng giá cốc nguyệt san chính hãng Sibell, Lincup, MTcup
Ngoài cốc nguyệt san và tampon, một số chị em dùng thuốc hoãn kinh nguyệt. Mặc dù chúng giúp bạn hoàn toàn không bị làm phiền bởi kì kinh nghiệm khi đi biển nhưng có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe, thậm chí là khả năng sinh sản nếu sử dụng lâu dài. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ lợi, hại nếu có ý định dùng thuốc hoãn kinh nguyệt.
Chọn trang phục phù hợp để đi biển ngày đèn đỏ
Khi đã dùng cốc nguyệt san hoặc tampon, đặc biệt là cốc nguyệt san, bạn không phải lo về việc “tràn băng” hoặc bị tuột khi tham gia các bơi lội. Nhưng nếu bạn muốn cẩn thận hơn thì thay vì mặc những bộ bikini nóng bỏng, bạn nên chọn đồ bơi kín đáo và tối màu ví dụ như quần short dáng rộng màu đen hoặc đồ bơi dạng chân váy xòe,…
Trang phục cho các nàng đi biển ngày đèn đỏ
Chuyện ăn uống khi đi biển ngày đèn đỏ
Đi biển không chỉ để giải nhiệt mùa hè mà còn là cơ hội để chúng ta thưởng thức những “của ngon vật lạ”. Nhưng biết làm sao được, khi “bà dì ghé thăm” các chị em đành phải chú ý hơn đến việc ăn uống để kì nghỉ không trở nên tệ hại. Vào kỳ kinh nguyệt, chị em cần hạn chế ăn đồ chiên xào, thức ăn mặn và đồ uống có chất kích thích như cà phê,… Ngoài ra, bạn không nên tham gia vào các hoạt động vận động mạnh và cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Đừng quá bận tâm về ngày đèn đỏ khi đi biển
Đi biển ngày đèn đỏ chắc chắn không thể thoải mái, tự tin như ngày thường được nhưng bạn cũng không nên quá bận tâm về sự xuất hiện của “bà dì”. Bạn càng để ý, có càng nhiều hành động “kỳ lạ” thì càng gây sự chú ý với người khác. Vì vậy, hãy cứ thoải mái nhất có thể bạn nhé!
Thoải mái bơi lội ngay cả khi “bà dì ghé thăm”
Mong rằng những tuyệt chiêu đi biển ngày đèn đỏ của chúng tôi sẽ giúp bạn có kỳ nghỉ tuyệt vời. Liên hệ với nếu bạn cần được tư vấn và có nhu cầu mua cốc nguyệt san chất lượng, giá rẻ.
>> Có thể bạn quan tâm:
Xem thêm
Cách bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt
Giờ làm việc của VNVC và địa chỉ chi nhánh VNVC gần nhất
Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
Nhóm máu A là nhóm máu gì? Đặc điểm và cách nhận biết nhóm máu A
Nhóm máu AB là nhóm máu gì? Đặc điểm và cách nhận biết nhóm máu AB
Dầu oliu là dầu gì? Dầu oliu có tác dụng gì?
Tính cách người nhóm máu A trong công việc, tình yêu, hôn nhân, cuộc sống
Ngâm chân bằng lá lốt có tác dụng gì? Cách ngâm chân lá lốt hiệu quả tại nhà
Uống nước rau má có tác dụng gì? Uống rau má nhiều có tốt không?