Những thực phẩm có tác dụng bổ máu

Cập nhật: 28/03/2024

Máu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và tuần hoàn của các cơ quan. Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu máu? Cùng tìm hiểu những thực phẩm bổ máu giúp cơ thể khỏe mạnh, làn da hồng hào.

thực phẩm bổ máu

Vai trò của máu đối với cơ thể

1.

Máu - một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là ác tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic và acid lactic.

Máu cũng là phương tiện vận chuyển của các tế bào cả tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể lẫn tế bào bệnh lý và các chất khác nhau (các amino acid, lipid, hormone) giữa các tổ chức, cơ quan trong cơ thể. Các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay ảnh hưởng đến sự tuần hoàn bình thường của nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau.

Chức năng và vai trò của máu:

Máu có chức năng vận chuyển và tác động giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động đúng theo vòng tuần hoàn.

  • Máu vận chuyển oxi từ phổi đến các tế bào của cơ thể và ngược lại vận chuyển khí carbonic từ tế bào về phổi để được đào thải ra môi trường bên ngoài.
  • Vận chuyển chất dinh dưỡng từ ống tiêu hoá đến các tế bào và vận chuyển các sản phẩm đào thải từ quá trình chuyển hoá tế bào đến cơ quan đào thải.
  • Vận chuyển hormon từ tuyến nội tiết đến các tế bào đích.
  • Ngoài ra máu còn vận chuyển nhiệt ra khỏi tế bào đưa đến hệ thống mạch máu dưới da để thải nhiệt ra môi trường.
  • Máu tham gia điều hoà pH nội môi thông qua hệ thống đệm của nó.
  • Ðiều hoà lượng nước trong tế bào thông qua áp suất thẩm thấu máu.
  • Máu cũng có khả năng tham gia vào cơ chế tự cầm máu, tránh mất máu cho cơ thể khi bị tổn thương mạch máu có chảy máu.
  • Cung cấp oxi để sản xuất năng lượng cho toàn bộ cơ thể.

Hệ lụy khi cơ thể thiếu máu

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ hồng cầu. Tình trạng này có nguyên nhân chủ yếu là do mất máu, sự phá hủy các tế bào hồng cầu, hoặc cơ thể không đủ khả năng để tạo ra đủ tế bào hồng cầu. Có nhiều loại bệnh thiếu máu. Loại phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu gây đến những hệ lụy xấu cho cơ thể. Thiếu sắt có thể gây mệt mỏi và làm giảm khả năng làm việc thể chất ở người lớn, cũng như có thể ảnh hưởng đến trí nhớ hoặc các chức năng tâm thần khác ở tuổi thiếu niên.

Các biểu hiện mất ngủ, mệt mỏi, kém chú ý, kém tập trung, dễ bị kích thích hay gặp ở những người thiếu máu. Kết quả học tập của các em học sinh bị thiếu máu thấp hơn hẳn so với trẻ không bị thiếu máu và có thể khắc phục được sau khi bổ sung thêm viên sắt.

Khi bị thiếu máu nặng và kéo dài, hiện tượng thiếu oxi trong máu có thể làm tổn thương tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, công suất lao động của những người thiếu máu thấp hơn hẳn người bình thường, thậm chí cả khi bị thiếu sắt mà chưa bộc lộ thiếu máu.

Thiếu máu ở mức độ rất nặng có thể gây tử vong. Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất.

Thiếu máu nếu phát hiện sớm rất dễ khắc phục bằng các thực phẩm có tác dụng bổ máu.

Những thực phẩm có tác dụng bổ máu

2.

Các loại rau xanh nhiều lá

Rau xanh, đặc biệt là màu xanh đậm, là một trong những nguồn cung cấp sắt nonheme tốt nhất. Bạn có thể chọn mua nhiều loại rau để làm phong phú bữa ăn và tổng hợp sắt giúp bổ máu tốt nhất như:

  • Rau chân vịt.
  • Cải xoăn.
  • Cải cầu vồng.
  • Rau bồ công anh.
  • Bông súp lơ xanh.

bổ sung rau

Bí ngô

Bí ngô không chỉ giàu hàm lượng sắt mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, carotene, vitamin, axit amin thiết yếu, canxi, kẽm, phốt pho... Đặc biệt, hạt bí ngô cũng chứa rất nhiều sắt. Trong 100g hạt bí ngô có chứa 15mg sắt.

Bí ngô nên dùng thường xuyên cho người gầy yếu, xanh xao, mới ốm dậy... Bạn có thể chế biến bí ngô với nhiều món ngon như hầm xương, chè bí đỏ, sữa bí đỏ...

Trứng

Trứng là thực phẩm dễ ăn, dễ mua và đặc biệt có hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời. Trứng có tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như sắt, protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất. Do đó, trứng là loại thực phẩm giúp hạn chế nguy cơ thiếu dinh dưỡng, bổ sung sắt, tăng cường lượng máu đi nuôi cơ thể. Một lòng đỏ trứng cung cấp 0,4mg sắt.

Bạn có thể chế biến trứng thành các món ăn dễ làm, phù hợp với mọi đối tượng như luộc, chiên, ốp la...

bổ sung trứng

Thịt gia súc, gia cầm

Tất cả thịt gia súc và gia cầm đều chứa chất sắt heme. Thịt đỏ, thịt cừu và thịt nai là những nguồn cung cấp heme tốt nhất. Gia cầm như gà, vịt thì có số lượng thấp hơn. Ăn thịt gia súc hoặc gia cầm với thực phẩm chứa sắt nonheme, chẳng hạn như rau lá xanh, có thể làm tăng sự hấp thu sắt của cơ thể.

Đặc biệt là thịt bò, đây là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú, giúp cải thiện lượng Hemoglobin cho cơ thể. Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chứa mỡ. Trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1mg sắt tương đương 21% lượng sắt cần thiết.

thịt bổ sung sắt

Gan

Theo nhiều nghiên cứu, trong gan có nhiều dinh dưỡng đặc biệt là sắt. Tuy nhiên, nhiều người thường né tránh các loại nội tạng, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn nên chọn các loại gan tươi, những gia súc khỏe, biết rõ nguồn gốc xuất xứ, bởi bổ sung gan giúp bổ sung sắt và folate. Một số loại nội tạng giàu sắt khác là tim, thận và lưỡi bò.

Hải sản

Cua, tôm, trai, hàu, sò, ngao, cá thu, cá hồi... được xếp vào danh sách các loại thực phẩm có ích trong điều trị thiếu máu bởi chúng chứa khá nhiều sắt.

  • Trong 100g cua đồng có tới 4,7mg sắt.
  • 100g cua biển có tới 3,8mg sắt.
  • 100g tôm khô có tới 4,6mg sắt.
  • Ngoài ra, các loại hải sản còn chứa nhiều vitamin B12, thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu.

hải sản

Các loại hoa quả

Các loại hoa quả rất tốt cho sức khỏe, nho là một trong những loại hoa quả tốt cho máu. Trong quả nho có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bổ máu như canxi, các loại vitamin phốt pho, sắt... không những vậy trong nho còn chứa chất chống oxi hóa giúp thải độc tố trong cơ thể hiệu quả.

bổ sung nho

Các loại hạt khô

Các loại hạt khô cũng có công dụng tuyệt vời trong việc bổ sung máu cho cơ thể. Nhiều loại hạt là nguồn cung cấp sắt rất tốt. Chúng có hương vị tuyệt vời của riêng mình hoặc vẫn ngon khi được rắc lên xà lách hoặc sữa chua. Một số loại hạt và hạt có chứa sắt là:

  • Hạt bí ngô.
  • Hạt điều.
  • Hạt thông.
  • Hạt hướng dương.
  • Hạnh nhân cũng là một nguồn chất sắt tốt.

Chúng là một phần tuyệt vời của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng vì chúng cũng giàu canxi, nên chúng có thể không làm tăng nồng độ chất sắt của bạn nhiều.

Hi vọng sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe cho mình và cả gia đình.