CDC là gì? Trung tâm CDC có chức năng, nhiệm vụ là gì?
CDC là một cụm từ chúng ta rất hay nghe thấy mỗi khi có đợt dịch bệnh xảy ra. Vậy CDC là gì? Trung tâm CDC có chức năng, nhiệm vụ là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
CDC là gì?
CDC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Centers for Disease Control and Prevention, tiếng Việt là Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, là một cơ quan y tế thuộc Bộ Y tế của các quốc gia.
Tại Việt Nam, trung tâm CDC còn được gọi là Cục Y tế dự phòng Việt Nam (Vienam General Department of Preventive Medicine hay VNCDC). Đây là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực y tế dự phòng trong phạm vi cả nước.
Tiền thân của VNCDC là Vụ Phòng bệnh chữa bệnh. Ngày 12/04/1956, Vụ Phòng bệnh được thành lập trên cơ sở tách ra từ Vụ Phòng bệnh chữa bệnh. Ngày 20/5/2005, đổi tên Cục Y tế dự phòng và Phòng, chống HIV/AIDS thành Cục Y tế dự phòng Việt Nam.
Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm CDC là gì?
CDC tại mỗi quốc gia được quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn rất khác nhau, tùy theo cơ chế tổ chức của từng nước.
Chức năng của CDC tại Việt Nam
Căn cứ vào Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng của Cục Y tế dự phòng Việt Nam (Trung tâm CDC Việt Nam) bao gồm:
- Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm.
- Kiểm dịch y tế biên giới.
- Sử dụng vắc xin, tiêm chủng.
- Xét nghiệm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.
- Dinh dưỡng cộng đồng.
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe cho người dân tại cộng đồng.
- Phát triển, nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng.
- Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.
Cục Y tế dự phòng (CDC) có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng và hiện đang có trụ sở chính đặt tại TP. Hà Nội.
Nhiệm vụ của Trung tâm CDC Việt Nam
Cũng căn cứ vào Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định nhiệm vụ của Cục Y tế dự phòng bao gồm:
- Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, hoạt động về lĩnh vực y tế dự phòng được phân công, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo, tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, quy chế và hướng dẫn chuyên môn, các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và chế độ, chính sách về lĩnh vực y tế dự phòng được phân công, trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Các công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm: Bao gồm xây dựng, đề xuất ban hành hoặc điều chỉnh, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc giám sát, phát hiện sớm bệnh và các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nội dung biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch, tham mưu cho Bộ Y tế; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung kiểm dịch y tế biên giới; quản lý dữ liệu và làm đầu mối cung cấp thông tin dịch bệnh truyền nhiễm; đôn đốc và giám sát việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình dịch bệnh trên cả nước.
- Xây dựng, đề xuất, ban hành, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, quản lý dữ liệu các công tác phòng chống các bệnh không lây nhiễm, các bệnh mãn tính khác.
- Xây dựng, đề xuất, ban hành, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, quản lý dữ liệu các công tác sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế, tiêm chủng.
- Xây dựng, đề xuất, ban hành, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, quản lý dữ liệu các công tác xét nghiệm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng và an toàn sinh học trong xét nghiệm.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra đánh giá, quản lý dữ liệu về dinh dưỡng cộng đồng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra đánh giá, quản lý dữ liệu về chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe cộng đồng và một số nội dung y tế công cộng.
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện, xây dựng và phát triển hệ thống y tế dự phòng; nâng cao bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ y tế dự phòng.
- Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế tại Việt Nam.
- Quản lý chỉ đạo Hệ thống Đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh và sự kiện y tế công cộng quốc gia (EOC).
- Chủ trì, phối hợp xây dựng danh mục thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế... và dự toán kinh phí phòng, chống dịch, bệnh trình cấp có thẩm quyền ban hành. Quản lý việc mua sắm, cấp phát thuốc, hóa chát, trang thiết bị vật tư y tế đáp ứng công tác phòng, chống dịch, bệnh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nâng cao sức khỏe, truyền thông về yếu tố nguy cơ thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.
- Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan trong chỉ đạo các hoạt động chuyên môn thuộc hệ thống y tế dự phòng.
- Tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về y tế dự phòng.
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế dự phòng.
- Quản lý công chức, viên chức, tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Y tế phân công.
>>> Xem thêm chi tiết về chức năng, nhiệm vụ của CDC Việt Nam: TẠI ĐÂY
Tổ chức CDC Việt Nam
Lãnh đạo Cục gồm Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo các quy định của pháp luật.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và được Cục trưởng giao phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
Cơ cấu của VNCDC bao gồm:
- Văn phòng Cục.
- Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm.
- Phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm.
- Phòng Quản lý tiêm chủng và An toàn sinh học.
- Phòng Y tế công cộng và Dinh dưỡng.
Địa chỉ, liên hệ của CDC một số tỉnh, thành lớn
VNCDC (Cục Y tế dự phòng Việt Nam)
Địa chỉ: Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243 843 0040
Fax: 024.37367379
Email: vanphongcucdp@gmail.com
Website: http://vncdc.gov.vn
CDC Hà Nội (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội)
Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0243 834 3537
Email: ttksbt_soyt@hanoi.gov.vn
Website: http://hanoicdc.gov.vn/
CDC Hồ Chí Minh (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh)
Địa chỉ: 125/61 Âu Dương Lân, Phường 3, Quận 8, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0283 923 4629
Website: https://hcdc.vn/
>> Xem thêm: Số điện thoại các Trung tâm y tế, Trạm y tế tại TPHCM
CDC Đà Nẵng (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng)
Địa chỉ: 315 Phan Châu Trinh, Phường Bình Hiên, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Điện thoại: 0236 382 1469
Fax: 0236 389 7218
Website: https://ksbtdanang.vn/
Trên đây là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ để bạn đọc có thể hiểu rõ CDC là gì, trung tâm CDC là gì và có chức năng, nhiệm vụ như thế nào tại Việt Nam. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong mùa dịch bệnh.
Để tham khảo thêm những thông tin thú vị và hữu ích khác, bạn hãy truy cập thường xuyên nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo.
Tham khảo thêm
- Giải pháp bảo vệ sức khỏe cho dân văn phòng mùa dịch COVID-19
- F1, F2 Covid là gì?
- Dinh dưỡng cho trẻ - Tăng sức đề kháng mùa COVID 19
- Hướng dẫn cách tải, cài đặt phần mềm Bluezone trên điện thoại iPhone, Android
- Số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế là gì?
Xem thêm
Xông tỏi có tác dụng gì? Cách xông mũi bằng tỏi
Ác mộng là gì? Ngủ hay nằm mơ thấy ác mộng là bị làm sao, bệnh gì?
Uống tỏi ngâm mật ong vào lúc nào để phát huy hiệu quả tối đa?
Khô mũi là biểu hiện của bệnh gì? Làm thế nào để tránh khô mũi mùa đông, trời hanh?
Những bệnh do muỗi gây ra và phương pháp tiêu diệt muỗi hiệu quả
Ăn dưa hấu có nóng không? Uống nước ép dưa hấu hằng ngày có tốt cho sức khỏe?
Bồ công anh là cây gì? Có mấy loại? Tác dụng của cây bồ công anh là gì?
Những thực phẩm có tác dụng bổ máu
Tia UV là gì? Tia UV có ở đâu? Tia UV có tác dụng hay tác hại gì?