Cách viết thư pháp hiện đại đẹp nhất: Cần lưu ý những gì?

Cập nhật: 28/03/2024

Thư pháp hiện đại đang là một bộ môn thu hút sự nhiều bạn trẻ. Vậy bắt đầu học viết thư pháp hiện đại cần lưu ý những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được lời giải đáp nhé!

Một số đặc điểm của chữ thư pháp hiện đại

1.

Thư pháp hiện đại (Calligraphy hay nghệ thuật viết chữ đẹp) là một bộ môn đang rất thu hút với giới trẻ, nó là nghệ thuật viết chữ đẹp, được ứng dụng nhiều trong các thiệp cưới, thiệp mừng, văn bản sự kiện hoặc các thiết kế nghệ thuật. Calligraphy chú trọng nhất ở việc thiết kế và thể hiện các con chữ bằng cọ hoặc những dụng cụ viết có ngòi. Muốn học thư pháp hiện đại thì bạn cần luyện tập các kĩ năng, kĩ thuật định vị và viết chữ cái, để chữ thể hiện được mọi đặc tính toàn vẹn, hài hòa, nguồn gốc, nhịp điệu cũng như sự sáng tạo.

Thư pháp hiện đại là gì?

Các yếu tố như hình dạng, kích thước, độ dài, chất lông của cọ, màu sắc, nồng độ của nước và mực; tốc độ hấp thu nước, kết cấu bề mặt giấy là những yếu tố quan trọng quyết định tính thẩm mỹ của một tác phẩm thư pháp hiện đại. Bên cạnh đó, kĩ thuật của người viết như áp lực, độ nghiêng, nét nhấn, nét buông là thành tố có ảnh hưởng cuối cùng đến hình dạng, vẻ đẹp của tác phẩm.

Dụng cụ học viết thư pháp hiện đại gồm những gì?

2.

Học viết chữ thư pháp hiện đại nhìn chung phức tạp hơn các hình thức vẽ nghệ thuật, thiết kế nghệ thuật khác. Do đó, nếu muốn tìm hiểu về loại hình nghệ thuật này, bạn cần có sự đầu tư nghiêm túc cả về thời gian lẫn tiền bạc, đặc biệt là việc trang vị các dụng cụ để học viết thư pháp hiện đại. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số vật dụng cần chuẩn bị để theo học Calligraphy.

Bút viết

Bút viết thư pháp hiện đại

Dụng cụ quan trọng nhất, không thể thiếu khi học viết chữ thư pháp hiện đại Calligraphy đó là bút viết. Bút học viết thư pháp hiện đại có khá nhiều loại khác nhau ví dụ như bút Fineliner, bút lông, bút sắt... Thông thường, người mới bắt đầu sẽ học với các loại bút sắt có quản bút và ngòi bút rời, sau đó khi tay viết đã cứng thì bạn có thể thử sức với các loại bút khác nhau. Dưới đây là một số cây bút tiêu biểu mà người mới học Calligraphy rất yêu thích:

Zebra brush pen (Fine tip): Phù hợp cho chữ cỡ thường (1.25 cm), dễ kiểm soát.

Zebra brush pen (Extra fine): Phù hợp cho chữ cỡ nhỏ như khi cỡ chữ bạn viết thường hàng ngày, phù hợpp với lời bát hay các bài thơ… Ưu điểm của loại bút này là tương đối dễ viết.

Tombow Fudenosuke Brush Pen (Soft tip and hard tip): Set bút này gồm 2 bút với một loại ngòi mềm và một loại ngòi cứng, phù hợp với cỡ chữ trung bình (cao khoảng 1.25cm)

Tombow Dual Brush Pen: Bút này cực phổ biến và được khá nhiều người sử dụng khi vẽ Calligraphy. Bút này có 2 đầu ngòi, một đầu bút lông, một đầu ngòi nhỏ và có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau.

Mực viết

Mực viết cũng là một thứ không thể thiếu trong hành trang của những newbie bởi lúc này, hầu hết mọi người đều đang sử dụng bút sắt, bút máy để luyện viết. Khi chuyển sang các loại bút liner, bút dạ... thì bạn sẽ không cần đến dụng cụ này nữa. Lời khuyên của đa số người học Calligraphy đó là bạn nên sử dụng mực Pilot Nhật hay Pelikan Đức để viết Calligraphy vì tính thông dụng, dễ tìm dễ mua, và chất lượng chữ viết cũng không thua kém các loại mực chuyên dụng.

Mực Calligraphy

Ngoài ra, các Calligrapher trên thế giới còn đề cử một loại mực nữa được sản xuất tại Ấn Độ có tên là Higgins. Đây là loại mực có màu đen rất đẹp, mau khô, không thấm nước, an toàn cho người sử dụng, ngoài dùng để viết Calligraphy cho bút quản chấm mực thì Higgins còn sử dụng cho nhiều mục đích hội họa khác, giá bán cũng rất dễ chịu, chỉ chưa đến 200 ngàn đồng/lọ.

Chặn mực

Chặn mực bút viết thư pháp hiện đại

Đây là một sản phẩm rất đơn giản nhưng giúp cho các bạn luyện chữ thư pháp tiết kiệm thời gian chấm mực. Chặn mực thực tế chỉ là 1 miếng kim loại để giữ phía sau ngòi, giúp cho ngòi giữ mực nhiều hơn, người viết ít tốn thời gian chấm mực và đặc biệt là đỡ mất cảm hứng mỗi khi đang luyện viết thì bút hết mực.

Giấy viết, sổ tập viết

Giấy viết Calligraphy

Giấy cũng là một dụng cụ viết thư pháp hiện đại cơ bản nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Bạn nên chọn một loại giấy tốt đáng tiền, bởi vì nó không chỉ khiến chữ viết đẹp hơn mà còn kéo dài tuổi thọ của ngòi bút bạn đang sử dụng. Đặc biệt với các dòng bút lông, việc lựa chọn giấy là rất quan trọng bởi đầu bút lông rất mềm và nhạy cảm, xử lý sai hoặc giấy không phù hợp có thể khiến dầu bút bị sờn rất nhanh. Một số dòng giấy thường được sử dụng trong quá trình luyện viết Calligraphy là:

Clairefontaine DIN A4 120 gsm: Loại giấy này có bề mặt tương đối mịn, giấy hơi cứng và dày hơn các loại giấy thông một chút. Điều này sẽ không làm chảy màu của bút lông.

DotPad Rhodia (DIN A5) và DotPad Rhodia (DIN A4): Hai dòng giấy này có các dòng chấm hỗ trợ hoàn hảo cho cho người mới bắt đầu, vì các dấu chấm giúp bạn định hình kích thước, độ nghiêng, lệch của chữ tốt hơn. Ngoài ra, giấy còn có bề mặt mịn nên ít làm hao mòn ngòi bút hơn.

Giấy DIN A4: Đây là loại giấy cần thiết cho những người phải thực hành luyện viết nhiều.

Một số kiểu chữ thư pháp hiện đại phổ biến, dễ viết

3.

Mẫu chữ thư pháp là một thứ rất cần thiết cho người mới tập viết, nó sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung dáng chữ, kích cỡ chữ cũng như lựa chọn được những font chữ phù hợp cho từng thiết kế riêng. Dưới đây là một số mẫu chữ thư pháp hiện đại đơn giản mà các newbie có thể tham khảo.

>> Xem thêm: Calligraphy fonts: Tổng hợp các font chữ thư pháp đẹp nhất

Bảng chữ cái thư pháp hiện đại

Mẫu font chữ thư pháp hiện đại

Những lưu ý khi học viết thư pháp hiện đại

4.

Luyện tập viết chữ thư pháp Calligraphy không chỉ đòi hỏi sự chăm chỉ, kiên nhẫn mà còn yêu cầu rất cao về kỹ thuật để có thể đạt được độ hoàn mỹ và tinh tế nhất cho từng nét chữ. Chính vì vậy, khi học viết Calligraphy, bạn cần lưu ý:

Cầm bút đúng cách: Đây là một trong những lỗi hay gặp nhất ở những người mới tập viết chữ thư pháp hiện đại bởi chúng ta đã quen cầm bút theo bản năng. Cầm bút đúng cách sẽ giúp tay bạn có độ nhịp nhàng, uyển chuyển và không bị đau mỏi khi luyện viết trong thời gian dài. Chính vì vậy, bạn đừng nên bỏ qua cách cầm bút để học ngay vào hình dáng chữ, thay vào đó, hãy chuyên tâm học cách cầm bút sao cho đúng nhất ngay từ đầu và luyện tập cho thật thuần thục.

Lưu ý khi luyện viết chữ thư pháp hiện đại

Luyện tập các nét căn bản: Khi chúng ta còn nhỏ, mới học viết thì các cô giáo thường cho chúng ta luyện tập viết các nét trước rồi mới dần tập viết các chữ trong bảng chữ cái, với Calligraphy cũng vậy. Trên thực tế, bạn có thể luyện tập từ A - Z của từng chữ cái, cách này không sai nhưng nó không mang đến hiệu quả lâu dài. Nét căn bản sẽ hình thành nên chữ cái, khi hiểu rõ và làm tốt từng nét đơn giản thì sau này các bạn sẽ không bị làm khó bởi những yếu tố nâng cao, phức tạp hơn.

Kiểm soát độ nghiêng bút: Độ nghiêng bút là độ nghiêng của mặt ngòi so với đường kẻ nằm ngang trên giấy. Mặc dù khi đi vào chuyên sâu, sẽ có những kiểu chữ cần đổi độ nghiêng bút liên tục để tạo ra những hiệu ứng đẹp nhưng với những bạn mới bắt đầu, chúng ta nên viết tất cả các nét cùng một độ nghiêng. Kiểm soát được độ nghiêng bút là kiểm soát được tính đồng đều độ dày của các nét trong chữ cái.

Tiếp xúc toàn bộ mặt ngòi bút: Với những người mới luyện tập thì việc giữ cho ngòi bút tiếp xúc toàn bộ với mặt giấy là một điều khá khó khăn. Tuy nhiên, khi viết ngòi ngang, chúng ta rất dễ đè nặng một bên của ngòi và điều đó gây ra những nét bút đứt đoạn, nửa nét, răng cưa và không dứt khoát. Vì thế, chúng ta cần luôn đặt úp phần ngòi xuống mặt giấy, không nghiêng về bên nào và cố gắng viết toàn bộ mặt ngòi xuống giấy để tạo ra một nét trọn vẹn giúp chữ đẹp và mềm mại hơn.

Lưu ý cách viết chữ thư pháp hiện đại

Đừng quá quan tâm chi tiết nhỏ: Luôn luôn nhìn tổng quan rồi mới đến chi tiết để có thể kiểm soát được bố cục của mẫu chữ. Phương pháp để luôn nhìn được tổng quan là các bạn cố gắng ngẩng cao đầu khi viết, đừng cúi sát người xuống chữ cái. Bố cục và tổng thể là yếu tố quyết định tác phẩm hoặc chữ cái của chúng ta. Bố cục tốt và chi tiết đơn giản sẽ hay hơn bố cục mất cân đối mà chi tiết lại phức tạp.

Khoảng cách chữ là tương đối: Sự hài hòa của khoảng cách chữ đều phụ thuộc vào thẩm mỹ và cách nhìn tổng quan của mỗi người, khoảng không gian giữa các chữ phải tương đồng nhau và tạo nên một tổng thể vừa mắt, hài hòa thị giác

Viết tốt các chữ căn bảng: Khi nhìn thấy những biến thể bay bổng, cuốn hút, tất nhiên chúng ta sẽ bị hấp dẫn rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý rằng khi chưa thực sự viết tốt chữ căn bản, chúng ta không thể nào viết được những dạng biến thể của nó. Vì dù có biến thế đến đâu, chữ cái cũng xuất phát từ nét căn bản. Hãy cố gắng luyện tập thật tốt những chữ cái đơn giản, sau đó chúng ta sẽ tự nhiên hình thành tư duy về hình dáng chữ, bước cuối cùng là tạo ra những chữ đẹp mắt cho riêng mình.

Cuối cùng, dù áp dụng bao nhiêu kỹ thuật thì bạn hãy luôn nhớ chăm chỉ luyện tập thường xuyên để đạt được kết quả mong muốn nhé!

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về nghệ thuật viết chữ thư pháp hiện đại. Để tìm hiểu về môn nghệ thuật mới mẻ này, hãy truy cập ngay nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

Tham khảo thêm