Sơ đồ tư duy mindmap là gì? Cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp, đơn giản, sáng tạo, dễ hiểu

Cập nhật: 28/03/2024

Sơ đồ tư duy là một phương pháp hệ thống ý tưởng, phát triển tư duy được khuyến khích sử dụng trong học tập và công việc thường ngày. Tuy nhiên, với nhiều người đây vẫn là một khái niệm khá xa lạ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé!

Sơ đồ tư duy (mindmap) là gì?

1.

Sơ đồ tư duy (bản đồ tư duy) hay còn được biết tới là mindmap, là một phương pháp ghi nhớ, hệ thống hóa kiến thức thông qua việc ghi nhận hình ảnh của não bộ được sáng tạo bởi Tony Buzan. Sơ đồ tư duy được xem như một hình thức ghi nhớ chi tiết, tổng hợp, phân tích vấn đề nào đó thành một dạng của lược đồ phân nhánh.

Thay vì ghi chép bằng từ ngữ, sơ đồ tư duy ghi chép thông tin bằng cách sử dụng giản đồ để thể hiện tổng thể vấn đề, được chỉ ra dưới dạng một hình ảnh trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng những đường nối, qua đó giúp dữ liệu được dễ dàng ghi nhớ hơn và nhanh chóng hơn.

Sơ đồ tư duy mindmap là gì?

Không giống như máy tính, não bộ của chúng ta không chỉ ghi nhớ thông tin theo trình tự nhất định mà còn có thể liên kết các dữ kiện với nhau để cho ra những kết luận, đánh giá, phán đoán mới. Mindmap là một phương pháp giúp chúng ta có thể khai thác đồng thời cả hai khả năng này của não bộ, giúp nâng cao năng lực ghi nhớ và sáng tạo.

Sơ đồ tư duy có cấu tạo bao gồm:

  • Chủ đề chính
  • Nhánh con
  • Từ khoá
  • Hình ảnh gợi nhớ
  • Liên kết
  • Màu sắc, kích cỡ

Có khá nhiều loại sơ đồ tư duy khác nhau để phù hợp với nhiều yêu cầu công việc khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là những loại bản đồ tư duy sau:

  • Circle Map (sơ đồ vòng tròn)
  • Bubble Map (sơ đồ bong bóng)
  • Double Bubble Map (sơ đồ bong bóng kép)
  • Tree Map (sơ đồ cây)
  • Flow Map (sơ đồ luồng)
  • Multi Flow (đa luồng)
  • Brace Map (sơ đồ dấu ngoặc “{“)
  • Bridge Map (sơ đồ cầu)

Sơ đồ tư duy được mệnh danh “công cụ vạn năng cho bộ não”, là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, nó đã và đang đem lại những hiệu quả tích cực cho con người trong công việc và học tập, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Lập sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú, hệ thống hóa kiến thức, thông tin, giúp não bộ tiếp nhận chúng dễ dàng hơn. Các sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.

Những ứng dụng của mindmap trong cuộc sống

2.

Ứng dụng của sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy có thể được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào trong cuộc sống. Có thể kể ra một vài ứng dụng nổi bật của mindmap trong cuộc sống như:

  • Trong học tập: Đọc sách, ôn tập, ghi chú, phát triển những ý tưởng sáng tạo, quản lý dự án giảng dạy, thuyết trình, thảo luận nhóm.
  • Trong công việc: Brainstorm, quản lý thời gian, phát triển dự án, lập nhóm, thuyết trình, thương lượng đàm phán, lên kế hoạch, thiết lập mục tiêu.
  • Trong các lĩnh vực chuyên môn: Quản lý đội ngũ bán hàng, lên kế hoạch chiến lược marketing, nghiên cứu thị trường, hữu ích nhất trong việc phát triển sản phẩm mới, quản lý điều hành công ty, xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
  • Trong gia đình: Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, lập kế hoạch cho công việc, lập kế hoạch cho cuộc sống, mua sắm, quản lý việc nhà và các sự kiện.
  • Trong xã hội: Nắm được những cuộc hẹn quan trọng, ghi nhớ tên người cùng địa điểm, lên kế hoạch cho kỳ nghỉ và các sự kiện giao tế, giao tiếp.

Nhìn chung, sử dụng sơ đồ tư duy trong cuộc sống, công việc hằng ngày giúp chúng ta lên kế hoạch và quản lý thông tin một cách hiệu quả, đồng thời nâng cao khả năng thành công của mỗi cá nhân. Những người sử dụng sơ đồ tư duy như một phần của cuộc sống hàng ngày và thường xuyên xem xét sự tiến bộ của bản thân thường cho biết họ cảm thấy rất tự tin rằng họ có thể đạt được những mục tiêu và đang trên con đường tiến gần đến mục tiêu của mình.

Cách vẽ bản đồ tư duy mindmap

3.

Sơ đồ tư duy mindmap có thể vẽ trên giấy hoặc trên bảng vẽ điện tử thông qua các phần mềm chuyên dụng như Microsoft Word, Powerpoint, Coggle, Mindly... Tuy nhiên, dù vẽ bằng cách nào, chúng ta cũng cần biết rõ các bước để có thể lập được bản đồ tư duy đúng chuẩn.

Bước 1: Xác định đề tài, chủ đề chính của sơ đồ tư duy

Viết hay vẽ chủ đề lớn ở vị trí trung tâm trang giấy là điều đầu tiên bạn cần làm. Sau đó, hãy vẽ vòng bao xung quanh và sử dụng màu sắc làm nổi bật chủ đề chính. Bạn có thể sử dụng thêm những hình ảnh minh họa phù hợp để làm nổi trội từ khóa cô đọng.

Bước 2: Vẽ các ý lớn từ chủ đề chính

Với mỗi từ khóa, chủ đề, bạn có thể chia thành nhiều chủ đề nhỏ khác nhau. Hãy vẽ những đường phân nhánh từ hình vẽ trung tâm tới các chủ đề nhỏ này, sử dụng màu sắc khác nhau cho mỗi đường để dễ dàng phân tách từng chủ đề khác nhau từ đó mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc ghi nhớ hình ảnh, thông tin.

Bước 3: Phát triển sơ đồ tư duy

Sau khi có các chủ đề nhỏ, chúng ta sẽ triển khai và mở rộng chúng để tạo chi tiết cho các chủ đề đó. Ở mỗi ý lớn, chúng ta sẽ vẽ các đường phân nhánh tương đương với các mục nhỏ để tạo sự chi tiết cho chủ đề đó. Bạn nên tập trung phát triển các nhánh nhỏ để tạo được một hệ thống chi tiết nhất cho sơ đồ của mình.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng các nhánh phải có nội dung chung, tất cả đều tập trung, hướng đến chủ đề chính của sơ đồ này. Tuyệt đối không để sơ đồ có bất kỳ nhánh nào nằm ngoài quy luật hay chủ đề chung.

Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ

Sơ đồ tư duy gây ấn tượng nhất với người xem chính nhờ màu sắc rực rỡ và hình ảnh sống động. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng thêm các hình ảnh minh họa cùng các màu sắc khác nhau để thể hiện ý tưởng của từng nhánh chủ đề. Khi đó, chỉ cần nhìn vào nhánh chủ đề là bạn đã có được những cảm nhận cần thiết thông qua hình ảnh. Đây thực sự là điều tuyệt vời trong trường hợp bạn đang có ý định hệ thống lại kiến thức của mình. Nó sẽ tác động mạnh tới khả năng tư duy của não bộ và giúp bạn ghi nhớ các thông tin một cách nhanh chóng và sâu sắc hơn.

Một số mẫu sơ đồ tư duy đẹp

4.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm được về sơ đồ tư duy mindmap cũng như cách tạo một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh, dễ hiểu. Để tham khảo thêm những thông tin thú vị khác, đừng quên thường xuyên ghé thăm nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau với những chủ đề thú vị hơn!

Tham khảo thêm