Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất

Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất

Những câu hỏi khi phỏng vấn là gì? Top những câu hỏi phỏng vấn thường gặp như thế nào? Trong bài viết dưới đây, VnAsk sẽ giải đáp hết thắc mắc đó cho bạn và mang đến bạn các câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất. Hãy tham khảo nhé!

Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp

1.

Sau đây là những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn mà chúng tôi tổng hợp được gửi đến bạn đọc. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn.

Câu 1: Mục tiêu của anh/chị là gì?

Câu 2: Mức lương mong muốn của anh/chị là gì?

Câu 3: Điểm mạnh của anh/chị là gì?

Câu 4: Nếu được làm ở vị trí này, anh/chị nghĩ là mình có ưu điểm gì để hoàn thành tốt công việc được giao?

Câu 5: Điểm yếu của anh/chị là gì?

Câu 6: Tại sao anh/chị lại chuyển việc?

Câu 7: Anh/chị có thể chia sẻ những hiểu biết về vị trí đang ứng tuyển?

Câu 8: Tính cách nào của đồng nghiệp khiến anh/chị khó chịu?

Câu 9: Anh/chị có thể làm việc với áp lực không?

Câu 10: Lý do nào khiến anh/chị ứng tuyển vào vị trí này?

Câu 11: Anh/chị có sẵn sàng đặt lợi ích công ty lên hàng đầu không?

Câu 12: Anh/chị kỳ vọng điều gì với công ty?

Câu 13: Anh/chị có câu hỏi nào với công ty không?

Câu 14: Cách anh/chị giải quyết các vấn đề trong công việc là gì?

Câu 15: Anh/chị có sở thích nào ngoài thời gian làm việc không?

Câu 16: Mục tiêu trong công việc của anh/chị là gì?

Câu 17: Nếu sếp làm sai, anh/chị sẽ xử lý như thế nào?

Câu 18: Nếu được yêu cầu, anh/chị có sẵn sàng làm việc tăng ca không?

Câu 19: Sai lầm trong công việc giúp anh/chị học hỏi được điều gì?

Câu 20: Anh/chị nghĩ rằng thành tích của cá nhân hay tập thể quan trọng hơn?

Cách trả lời phỏng vấn hay, dễ đậu

2.

Câu 1: Bạn hãy chia sẻ những mục tiêu mà mình đang hướng tới cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, mục tiêu này cần phù hợp với vị trí mình đang ứng tuyển và công ty nhé.

Câu 2: Khi phỏng vấn, bạn được lợi thế khi được nhà tuyển dụng yêu cầu đưa ra mức lương trước. Tuy nhiên, bạn không nên đưa ra một con số cụ thể khiến họ đánh giá mình chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Ví dụ: Tôi nghĩ công ty sẽ có mức lương phù hợp với năng lực và khối lương công việc của tôi. Và tôi chắc chắn khi đó, chúng ta sẽ có thể đồng ý một con số hợp lý nhất.

Câu 3: Bạn có những kỹ năng và kinh nghiệm gì để làm tốt ở vị trí đang ứng tuyển? Hãy thẳng thắn chia sẻ với nhà tuyển dụng về điều này nhé.

Câu 4: Tùy theo từng vị trí mà bạn có thể đưa ra câu trả lời phù hợp. Bạn hãy nêu những ưu điểm nổi bật giúp ích cho vị trí dự tuyển cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm đã có.

Câu 5: Đây là câu hỏi nhạy cảm, vì thế bạn nên tối thiểu hóa nêu nhược điểm của mình nhé. Thay vào đó, bạn hãy nhấn mạnh vào ưu điểm của mình, tránh những phẩm chất mang tính cá nhân mà tập trung vào khía cạnh chuyên nghiệp. Ví dụ: Đôi lúc lo làm nhiều việc quá nên không sắp xếp được thời gian hợp lý.

Câu trả lời thuyết phục nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn

Câu 6: Bạn có thể trả lời: Sau bao năm trang bị cho mình những kinh nghiệm và kiến thức, tôi quyết định tìm kiếm cho mình một môi trường mới, một công ty có nhiều cơ hội phát triển để có thể phát huy hết khả năng của mình.

Câu 7: Bạn hãy chia sẻ những thông tin, kiến thức mình có về mảng công việc mình muốn tiến tới. Và tất nhiên trước khi đi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào, bạn nên tìm hiểu kiến thức chuyên sâu và công việc đảm nhận để trả lời câu hỏi này nhé. Cách tốt nhất là bạn đọc kỹ mô tả công việc, đồng thời tìm hiểu trang web của công ty đó thật kỹ khi phỏng vấn xin việc nhé.

Câu 8: Dù cho bạn có không hài lòng với tính cách nào của đồng nghiệp cũ thì cũng đừng công kích cá nhân đồng nghiệp đó trước mặt nhà tuyển dụng. Thay vào đó, bạn nên nêu những nhược điểm và cách làm việc mà bạn cho rằng thiếu chuyên nghiệp. Đồng thời, bạn hãy thể hiện bản thân là người có thể bỏ qua tất cả các bất hòa để làm tốt công việc chung.

Câu 9: Với câu hỏi này, bạn hãy trả lời khôn khéo rằng áp lực ở mức độ phù hợp sẽ giúp bạn làm việc với năng suất và hiệu quả tốt hơn.

Câu 10: Bạn có thể chia sẻ về niềm đam mê của mình với công việc đang ứng tuyển, đồng thời hãy nhắc đến môi trường làm việc chuyên nghiệp của công ty.

Câu 11: Bạn hãy giải thích quyền lợi công ty sẽ mang lại hiệu quả lâu dài. Vì thế bạn sẵn sàng đặt chúng lên hàng đâu.

Câu 12: Để thuyết phục các nhà tuyển dụng, bạn hãy đề cập đến kỳ vọng được đào tạo nâng cao, làm việc với các đối tác trong và ngoài nước, mở rộng con đường thăng tiến.

Câu 13: Bạn hãy trung thực đặt ra những vấn đề liên quan đến vị trí đang ứng tuyển và môi trường làm việc của công ty.

Câu 14: Bạn hãy lấy ví dụ về một vài cách đã sử dụng để giải quyết vấn đề rắc rối trong công việc trước đó nhé.

Câu 15: Các nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng nếu bạn chia sẻ một vài sở thích liên quan đến công nghệ. Ví dụ như: Dành hàng giờ để đọc sách, lướt web...

Câu 16: Bạn hãy đưa ra mục tiêu của bản thân trong tương lai và tất nhiên là nó cũng cần phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển nhé.

Câu 17: Đây là câu hỏi khá nhạy cảm, vì thế bạn hãy chia sẻ về một số cách xử lý như phân tích rõ vấn đề để sếp hiểu, đưa ra giải pháp thuyệt phục sếp.

Câu 18: Câu trả lời cho câu hỏi này chắc chắn là "Có" nếu thật sự cần thiết. Bạn hãy thể hiện mình là người luôn cố gắng hết mình vì công việc, nhưng cũng đừng quên đề cấp đến work-life balance để bảo vệ quyền lợi của mình nhé.

Câu 19: Bạn không nên nhắc đến quá nhiều sai lầm mà nên tập trung về bài học kinh nghiệm cũng như cách giải quyết vấn đề của mình nhé.

Câu 20: Với câu hỏi này, bạn cần khẳng định thành tích cá nhân rất quan trọng, nhưng bạn cũng có thể từ bỏ lợi ích cá nhân để mang đến hiệu quả tốt hơn cho tập thể.

>> Tham khảo thêm:

Trên đây là các câu hỏi phỏng vấn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nếu có nhu cầu đặt mua các sản phẩm thiết bị số, chăm sóc da mặt, đồng hồ..., bạn hãy truy cập website hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh chóng.