Mẫu CV xin việc kế toán chuyên nghiệp tạo ấn tượng tốt
CV trong xin việc giống như một tấm vé vào cửa giúp bạn bước đầu thể hiện bản thân mình với nhà tuyển dụng. Để có được một công việc kế toán - kiểm toán như mong muốn, bạn cần có một bản CV kế toán ấn tượng. Vậy có điều gì cần lưu ý khi làm một CV trong ngành kế toán - kiểm toán? Mẫu CV xin việc kế toán như thế nào? Hãy cùng VnAsk đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
CV xin việc kế toán có điểm gì khác?
Như bạn đã biết, CV là bản giới thiệu khái quát về cá nhân ứng viên khi đi xin việc. Thông qua CV, nhà tuyển dụng sẽ nắm được thông tin cá nhân của ứng viên, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn... qua đó đánh giá khái quát ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Nếu muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần có 1 CV thật ấn tượng.
CV trong ngành kế toán - kiểm toán cũng không nằm ngoại lệ. Ngoài việc thể hiện những thông tin về bản thân, bạn cần chú ý liệt kê những kinh nghiệm chứng tỏ bạn đã được rèn luyện trong ngành. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú trọng cách trình bày súc tích, ngắn gọn, rõ ràng đúng như tính chất của những tài liệu trong nghề kế toán.
Hướng dẫn viết CV xin việc kế toán
Trước khi tìm kiếm mẫu CV xin việc kế toán, chúng ta hãy xem CV kế toán được viết như thế nào.
Các phần cơ bản của một CV bao gồm: Thông tin cá nhân (giới thiệu bản thân), mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, trình độ bằng cấp, kỹ năng và các thông tin khác. Thứ tự trình bày các phần có thể thay đổi linh hoạt, miễn sao bạn có thể làm nổi bật những thế mạnh của bản thân.
Thông tin cá nhân
Bạn cần giới thiệu bạn là ai đi kèm thông tin liên hệ một cách đầy đủ, chính xác. Các thông tin bao gồm: Họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ, ảnh chụp chân dung, vị trí ứng tuyển.
Thông thường, tên ứng viên cùng vị trí ứng tuyển có thể đặt lên ngay đầu CV trước khi liệt kê thông tin cá nhân. Email thường là tên bạn, tránh những ký tự rối rắm khó hiểu hoặc quá teen. Ảnh chụp cần rõ khuôn mặt, nước ảnh sáng, trang phục lịch sự, phù hợp (ví dụ áo sơ mi trắng).
Mục tiêu nghề nghiệp
Bạn muốn đạt được điều gì trong sự nghiệp ở tương lai gần hoặc xa hơn? Bạn có thể tập trung vào loại hình kế toán mà bạn mong muốn như kế toán nội bộ, kế toán thuế hay kế toán tổng hợp; công việc kế toán bạn muốn chọn nằm trong lĩnh vực nào (ví dụ xây dựng, phần mềm…); vị trí chức vụ mà bạn hướng tới.
Một trong những chìa khóa giúp bạn viết được mục tiêu phù hợp là mục tiêu đó tương ứng với mô tả vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bạn cần đọc kỹ yêu cầu công việc, tìm hiểu thêm về mục tiêu của doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng sẽ thực sự ấn tượng nếu mục tiêu nghề nghiệp của bạn vừa rõ ràng, vừa giúp đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Kinh nghiệm làm việc
Đây là phần mà bạn cần làm rõ nhất và trình bày một cách cụ thể, mạch lạc và chính xác. Tất cả nội dung đều tập trung phục vụ cho mục đích: Kinh nghiệm của bạn giúp bạn hoàn thành công việc như trong JD (mô tả công việc) như thế nào. Hay nói cách khác là bạn sẽ giúp giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp ra sao. Vì vậy, hãy tập trung đưa vào những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Kinh nghiệm làm việc bao gồm những công ty bạn đã làm việc (kể cả vị trí thực tập sinh) có tên cụ thể công ty, thời gian, vị trí chức vụ, những nhiệm vụ và thành tích bạn đã đạt được ở từng đơn vị.
Ví dụ:
- Đánh giá ngân sách của công ty hàng năm.
- Có kinh nghiệm sử dụng những phần mềm kế toán.
- Thu thập số liệu, xử lý số liệu kế toán.
Học vấn
Bằng cấp cũng là một phần khá quan trọng trong mẫu CV xin việc kế toán - kiểm toán. Một số công việc không cần bằng cấp cao vẫn có thể hoàn thành tốt như vị trí nhân viên bán hàng (chủ yếu cần kỹ năng thuyết phục, khả năng giao tiếp linh hoạt), trong khi công việc kế toán với những nghiệp vụ chuyên biệt thường đòi hỏi có bằng cấp cụ thể. Với những ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm như sinh viên mới ra trường thì bằng cấp lại càng trở nên quan trọng.
Kỹ năng
Mỗi nghề sẽ yêu cầu những kỹ năng nhất định. Với nghề kế toán thường đòi hỏi những kỹ năng sau:
- Kỹ năng chuyên môn: Hạch toán thuế, hạch toán giá thành sản phẩm, cân đối thu chi...
- Kỹ năng tin học văn phòng: Sử dụng Word, Excel là hai kỹ năng cơ bản cần thành thạo đối với một nhân viên kế toán.
- Kỹ năng mềm: Việc hạch toán các chi phí hay cân đối thu chi cũng cần kỹ năng tổng hợp thông tin, phân tích số liệu, giải quyết vấn đề một cách logic. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp cũng là một điểm cộng khi nhân viên kế toán cần giải trình các bản báo cáo thu chi với cơ quan thuế hoặc khách hàng.
>> Tham khảo: Bật mí các thủ thuật Excel hay mà dân văn phòng không thể không biết [Kèm file thực hành]
Các thông tin khác
Ngoài các thông tin chính ở trên thì bạn có thể bổ sung thêm một số thông tin làm nổi bật lên những điểm mạnh của bạn hoặc thành tích mà bạn đã đạt được.
- Sở thích.
- Chứng chỉ: Trong các mẫu CV xin việc kế toán thường có 2 chứng chỉ mà hầu hết các ứng viên đều có là chứng chỉ tin học văn phòng và chứng chỉ ngoại ngữ. Ngoài ra, một kế toán viên chuyên nghiệp sẽ cần thêm các chứng chỉ như CPA, ACCA, CFA nếu muốn phát triển nghề chuyên sâu.
- Giải thưởng.
Mẫu CV xin việc kế toán tham khảo
Sau đây, xin chia sẻ 2 mẫu CV xin việc kế toán để bạn có thể tham khảo. Hãy dựa vào 2 mẫu CV này và có những điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân, từ đó tạo ra được 1 CV kế toán thực sự ấn tượng, thể hiện được hết thế mạnh của mình bạn nhé!
Link tải mẫu CV xin việc kế toán bản Word.
Trên đây là những yếu tố giúp bạn hoàn thiện bản CV kế toán và gợi ý 2 mẫu CV xin việc kế toán chuyên nghiệp. Bạn có thể tham vấn những người đi trước trong nghề để có bản CV chân thực, hấp dẫn và ấn tượng nhé. Chúc bạn sớm tìm được vị trí công việc phù hợp. Ghé thăm thường xuyên để được chia sẻ nhiều bài viết hữu ích cũng như đặt mua các sản phẩm thiết bị số, thiết bị văn phòng tốt, giá rẻ bạn nhé!
>> Tham khảo:
- Mẫu CV tiếng Anh chuyên nghiệp, đẹp, đơn giản giúp tạo ấn tượng khi xin việc
- Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc 2025 (có mẫu tải)
- Cách viết đơn xin việc và 3 mẫu đơn xin việc hay nhất 2025
- Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất
- Checklist là gì? Mẫu checklist công việc hàng ngày cơ bản trong Excel
- Mẫu đăng ký tuyển dụng VnAsk
- Những cuốn sách kinh điển hay nhất mọi thời đại bạn nên đọc mỗi ngày
- First name là gì? First name là tên hay họ?
- Các mẫu đơn xin nghỉ việc, đơn xin thôi việc chuyên nghiệp, chuẩn nhất
- Tải mẫu bảng báo giá sản phẩm, dịch vụ đẹp gửi khách hàng bản Word
Xem thêm
Cách lưu file Word không bị lỗi font
Hướng dẫn 2 cách sao chép dữ liệu từ Excel sang Word
Word - Cách thêm Font chữ vào Word
Hướng dẫn trình bày văn bản đẹp trong Word
5 phần mềm chuyển PDF sang Word không lỗi font tốt nhất
2 Cách tìm từ, thay thế từ trong Word nhanh nhất
Cách thay đổi tên, mật khẩu, ảnh đại diện trên Zoom đơn giản nhất
Cách tạo vở ô ly có chữ viết tay trong Word
Cách làm hiện văn bản bị ẩn trong Word