VMU là trường gì, ở đâu? Các ngành đào tạo trường VMU

Cập nhật: 28/03/2024

VMU là trường gì, ở đâu? Phương thức xét tuyển của VMU như thế nào? VnAsk mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!

Tìm hiểu VMU là trường gì

VMU là trường gì, ở đâu?

1.

VMU là tên gọi tắt của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam có tên tiếng Anh là Vietnam Maritime University. Trường chuyên đào tạo về kỹ thuật với thế mạnh về đào tạo nhóm ngành hàng hải và logistics được xếp vào nhóm trường Đại học trọng điểm quốc gia, có vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Hiện Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đang là thành viên của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải châu Á - Thái Bình Dương (AMETIAP) và Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải Quốc tế (AMU).

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam có địa chỉ ở đường Hải Triều - phường Quán Toan - Hồng Bàng - Hải Phòng.

Các ngành đào tạo trường VMU

2.

Bậc Đại học

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đào tạo chính quy 53 chuyên ngành, trong đó có: 50 chương trình đại trà, 5 chương trình chất lượng cao, 2 lớp chọn và 3 chương trình tiên tiến. Cụ thể:

Hệ chính quy tập trung

  • Điều khiển tàu biển (ĐKT)
  • Khai thác máy tàu biển (MKT)
  • Luật và bảo hiểm hàng hải (LHH)
  • Quản lý hàng hải (QHH)
  • Khí tượng thủy văn (KTV)
  • Điện tử viễn thông (ĐTV)
  • Điện tự động tàu thủy (ĐTT)
  • Điện tự động công nghiệp (ĐTĐ)
  • Điện tự động giao thông vận tải (ĐGT)
  • Tự động hóa hệ thống điện (TĐH)
  • Máy & tự động công nghiệp (MCN)
  • Quản lý kỹ thuật công nghiệp (QKC)
  • Máy tàu thủy (MTT)
  • Thiết kế tàu thủy (VTT)
  • Đóng tàu (ĐTA)
  • Kỹ thuật công trình ngoài khơi (KCN)
  • Máy xếp dỡ (MXD)
  • Kỹ thuật cơ khí (KCK)
  • Cơ điện tử (CĐT)
  • Kỹ thuật ô tô (KTO)
  • Kỹ thuật nhiệt lạnh (KNL)
  • Kỹ thuật thủy khí (KTK)
  • Xây dựng công trình thủy (CTT)
  • Kỹ thuật an toàn hàng hải (BĐA)
  • Xây dựng dân dụng & công nghiệp (XDD)
  • Kiến trúc dân dụng & công nghiệp (KTD)
  • Quản lý công trình xây dựng (QCX)
  • Kinh tế xây dựng (KTX)
  • Kỹ thuật cầu đường (KCĐ)
  • Công trình giao thông và cơ sở hạ tầng (CGT)
  • Công nghệ thông tin (CNT)
  • Kỹ thuật phần mềm (KPM)
  • Truyền thông & mạng máy tính (TTM)
  • Kỹ thuật môi trường (KMT)
  • Kỹ thuật hóa dầu (KHD)
  • Kỹ thuật công nghệ hóa học (KHH)
  • Quản lý tài nguyên (QTN)
  • Công nghệ kỹ thuật vật liệu (KVL)
  • Công nghệ năng lượng (CNL)
  • Tiếng Anh thương mại (ATM)
  • Ngôn ngữ Anh (NNA)
  • Kinh tế vận tải biển (KTB)
  • Kinh tế vận tải thủy (KTT)
  • Logistics và quản lý chuỗi cung ứng (LQC)
  • Kinh tế ngoại thương (KTN)
  • Hải quan (HAQ)
  • Quản trị kinh doanh (QKD)
  • Quản trị tài chính kế toán (QKT)
  • Quản trị tài chính ngân hàng (TCH)
  • Quản trị nhân sự (QNS)

Hệ chất lượng cao và lớp chọn

  • Điều khiển tàu biển (chọn)
  • Khai thác máy tàu biển (chọn)
  • Điện tự động công nghiệp (CLC)
  • Công nghệ thông tin (CLC)
  • Kinh tế vận tải biển (CLC)
  • Kinh tế ngoại thương (CLC)
  • Logistics và quản lý chuỗi cung ứng (CLC)

Chương trình tiên tiến

  • Toàn cầu hóa và thương mại hàng hải (Global Studies & Maritime Affairs - GMA)
  • Kinh doanh quốc tế và Logistics (International Business & Logistics - IBL)
  • Quản lý kinh doanh và Marketing (Business Management & Marketing - BMM)

Bậc Thạc sĩ

Đào tạo 17 chuyên ngành

  • Bảo đảm an toàn hàng hải
  • Quản lý hàng hải
  • Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
  • Kỹ thuật điện tử - viễn thông
  • Điều khiển tàu biển
  • Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
  • Kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp
  • Quản lý dự án đầu tư và xây dựng
  • Khai thác, bảo trì tàu thủy
  • Kỹ thuật điện tử
  • Kỹ thuật tàu thủy
  • Máy và thiết bị tàu thủy
  • Công nghệ thông tin
  • Quản lý kinh tế
  • Quản lý tài chính
  • Quản lý vận tải và Logistics
  • Kỹ thuật môi trường

Ngoài ra, người học có thể đăng ký chương trình chất lượng cao hoặc chương trình liên kế để nâng cao chất lượng đào tạo.

Bậc Tiến sĩ

Đào tạo gồm 8 chuyên ngành:

  • Kỹ thuật tàu thủy
  • Khai thác, bảo trì tàu thủy
  • Máy và thiết bị tàu thủy
  • Tổ chức và quản lý vận tải
  • Bảo đảm an toàn hàng hải
  • Điều khiển tàu biển
  • Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
  • Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

Tìm hiểu các thông tin về trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Bậc cao đẳng

Đào tạo 18 chuyên ngành:

  • Điều khiển tàu biển
  • Khai thác máy tàu thủy
  • Sửa chữa máy tàu thủy
  • Điện công nghiệp
  • Kỹ thuật điện tàu thủy
  • Điện tự động công nghiệp
  • Lắp đặt thiết bị lạnh
  • Kinh tế vận tải biển
  • Logistics
  • Quản trị kinh doanh
  • Quản trị tài chính kế toán
  • Kế toán doanh nghiệp
  • Công nghệ ô tô
  • Công nghệ thông tin
  • Hàn
  • Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy
  • Cắt gọt kim loại
  • Kỹ thuật ống công nghệ

Cách thức VMU tuyển sinh

3.

Thời gian xét tuyển

Sau đây là các mốc thời gian cần lưu ý với từng phương thức (PT) mà bạn có thể tham khảo:

  • PT1: Theo lịch trình của Bộ GD&ĐT.
  • PT2: Nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển khoảng 1/7/2022 - 13/8/2022, nhận đăng ký thi năng khiếu tại trường từ 1/5/2022 - 10/6/2022.
  • PT3: Nhận hồ sơ từ 1/7/2022 - 13/8/2022.
  • PT4: Theo lịch của Bộ GD&ĐT.

Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

  • Đối tượng: Đã tốt nghiệp THPT hoặc trình độ tương đương.
  • Phạm vi tuyển sinh: Trên cả nước.

Phương thức tuyển sinh

  • Xét KQ thi THPT QG 2022.
  • Xét học bạ - chiếm 30% tổng chỉ tiêu.
  • Xét tuyển thẳng theo đề án riêng của Đại học Hàng hải Việt Nam.
  • Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT.

Điểm chuẩn

4.

Năm 2021, Đại học Hàng hải Việt Nam lấy điểm chuẩn theo phương thức xét kết quả thi THPT dao động trong khoảng 14 - 34.75 điểm. Trong đó, logistics & chuỗi cung ứng là ngành có điểm cao nhất. Với phương thức xét học bạ, điểm chuẩn chênh lệch trong khoảng 18 - 26 điểm.

>> Tham khảo thêm:

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết VMU là trường gì rồi. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nếu có nhu cầu đặt mua các sản phẩm thiết bị số, đồng hồ, đồ dùng học tập…, bạn hãy truy cập website hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh chóng.