Ngày xá tội vong nhân là gì? Lễ xá tội vong nhân là ngày nào?
Ngày xá tội vong nhân là một ngày lễ quan trọng của tháng 7 trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam. Vậy ngày này có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng VnAsk tham khảo ngày bài viết dưới đây để hiểu rõ về dịp lễ đặc biệt này nhé!
Ngày xá tội vong nhân là gì?
Ở nước ta, từ lâu, tháng 7 Âm lịch thường gắn liền với lễ Vu lan, được biết đến là ngày con cháu báo hiếu, đền đáp ân nghĩa sâu dày của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Còn trong tín ngưỡng tâm linh trong dân gian, ngày rằm tháng 7 được coi là ngày xá tội vong nhân.
Theo tín ngưỡng dân gian, tháng 7 Âm lịch hằng năm là khoảng thời gian cánh cửa Âm phủ mở ra, ân xá cho vong nhân, là ngày mọi tù nhân ở Địa Ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Chính vì vậy nên tháng này thường có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều tối) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế để chúng không bị đói, không quậy phá người đang sống.
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ xá tội vong nhân
Theo tín ngưỡng của dân gian, thì vào tháng cô hồn, những vong hồn không có người thờ cúng sẽ lang thang trên dương thế, không có nhà để về. Tới đúng ngày rằm tháng 7, khi mà quỷ môn quan mở cửa, mọi người sẽ làm lễ xá tội vong nhân để cầu siêu cho những phần hồn này, đồng thời ngăn không cho chúng quấy nhiễu đời sống của gia đình mình.
Nhưng theo tích truyện của Phật Giáo, đó là đức Phật A Nan Đà trong khi đang tọa tại tịnh thất, thì có 1 con Quỷ Miệng Lửa vào báo rằng ba ngày nữa Đức Phật sẽ chết và cũng bị hóa thành Diệm Khẩu Quỷ. Trừ khi Người cho chúng thức ăn thì mới thêm tuổi thọ. Đồng thời Đức Phật còn tụng kinh siêu độ để thêm phước cho mình, cũng vừa giúp cho Diệm Khẩu Quỷ có thể siêu thoát. Từ đây, mọi người trên dương gian làm theo đức Phật, và ngày lễ xá tội vong nhân cũng hình thành từ đó.
Nhìn chung, dù nguồn gốc của lễ xá tội vong nhân là dựa theo tích nào thì cũng đều hướng đến một ý nghĩa duy nhất, đó là thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo, từ bi của con người. Theo GS Nguyễn Văn Huyên, ngày xá tội vong nhân có ý nghĩa luân lý to lớn, hướng mọi người đến việc tu nhân tích đức, hành thiện sống tốt trong cuộc đời trần gian, an ủi các hồn trong cuộc đấu tranh giành sự sống. Tục này khiến linh hồn phải hoàn thiện, phải làm tinh tế bản thể của mình bằng cách thực hành đức nhân từ và từ bỏ cuộc đời phàm tục.
>>> Xem thêm: Giật cô hồn là gì? Giựt cô hồn có xui không?
Lễ xá tội vong nhân là ngày nào?
Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng 7 hay ngày 15/7 Âm lịch thường được coi là ngày xá tội vong nhân. Tuy nhiên, theo phong tục dân gian Việt Nam, sau ngày rằm tháng 7 Âm lịch thì người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng nữa nên có thể bắt đầu làm lễ xá tội vong nhân luôn từ ngày 2 tháng 7 Âm lịch. Việc cúng cô hồn nên thực hiện từ ngày mùng 2 cho tới trước 12h trưa ngày 15 tháng 7.
Lễ cúng xá tội vong nhân thường được diễn ra vào giờ Dậu (17h - 19h), lý do là bởi người ta tin rằng các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời mà theo thuyết ngũ hành âm dương, giờ Dậu là thời điểm nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn mới ăn uống được. Còn ban ngày nhiều ánh sáng sẽ làm các linh hồn bị hồn xiêu, phách tán, yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời, không thụ hưởng lễ vật được.
Tuy nhiên, có một lưu ý là tháng 7 âm lịch còn có lễ Vu Lan báo hiếu, vì vậy trước khi tiến hành lễ cúng cô hồn thì các gia đình phải làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước (Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc của Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA)).
>>> Tham khảo:
- Bài văn khấn & Cách cúng cô hồn tháng 7
- Tháng 7 cô hồn kiêng những gì? Không nên làm gì?
- Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt? Ngày đẹp cúng rằm tháng 7 năm 2024
Mong rằng bài viết này của VnAsk đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ xá tội vong nhân. Để tham khảo thêm thông tin về cách chuẩn bị lễ cúng rằm tháng 7 và lễ xá tội vong nhân, hãy truy cập ngay chuyên mục Kinh nghiệm hay trên nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
Xem thêm
Tháng 7 cô hồn có nên mua vàng không?
Mâm cúng, bài cúng cô hồn mùng 2 và 16 hàng tháng
Cách nấu xôi ba màu hấp dẫn cho Rằm tháng 7
Tháng cô hồn có nên cắt móng tay không?
Ngày xá tội vong nhân là gì? Lễ xá tội vong nhân là ngày nào?
Những mẫu bánh kem mừng lễ Vu lan rằm tháng 7 đẹp nhất
Thiệp Vu Lan báo hiếu đẹp, ý nghĩa mừng mùa hiếu hạnh
Hướng dẫn sắm đồ lễ chùa rằm tháng 7
Cách cúng rằm tháng 7 cho người mới mất