Không nên uống sữa đậu nành với gì? Sữa đậu nành kỵ với thực phẩm nào?
Sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất giúp duy trì sự cân bằng dinh dưỡng, điều hòa nội tiết trong cơ thể, ngừa nguy cơ hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu... Tuy nhiên nếu uống sữa đậu nành không đúng cách sẽ gây hại lớn cho cơ thể. Vậy không nên uống sữa đậu nành với gì, sữa đậu nành kỵ với thực phẩm nào? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Không nên uống sữa đậu nành với trứng
Nhiều người thường có thói quen uống sữa đậu nành và ăn kèm với trứng rán hoặc luộc vào bữa sáng. Tuy nhiên sữa đậu nành lại rất kỵ với trứng. Sữa đậu nành có một chất đặc biệt là trypsin khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong sữa đậu nành. Vì vậy bạn nên nhớ sữa đậu nành kiêng ăn với trứng nhé!
Không nên pha sữa đậu nành với đường đỏ
Trong đường đỏ có chứa các axit hữu cơ như axit lactic, axit axetic… Khi dùng đường đỏ để pha với sữa đậu nành, các chất axit hữu cơ này có thể kết hợp với protid, canxi có trong sữa đậu nành tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của thực phẩm. Đồng thời việc sự kết hợp sữa đậu nành với đường đỏ sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Không nên uống sữa đậu nành với thuốc kháng sinh
Nếu bạn đang phải sử dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh có chứa tetracycline, erythromycin thì không nên uống sữa đậu nành cùng với thuốc nhé. Các chất trong thuốc kháng sinh sẽ phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Tốt nhất bạn nên uống thuốc kháng sinh và sữa đậu nành cách nhau khoảng 1 giờ để không có các phản ứng hóa học xảy ra.
Không uống sữa đậu nành mà không ăn kèm tinh bột
Uống sữa đậu nành mà không ăn kèm tinh bột sẽ khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà không hấp thu được vào cơ thể. Vì vậy bạn nên uống sữa đậu nành kèm với bánh ngọt, bánh mì, bánh bao… hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột.
Uống sữa đậu nành cần bổ sung thêm kẽm
Trong sữa đậu nành có các chất như saponin hormone và lectin sẽ gây cản trở quá trình hấp thu kẽm của cơ thể. Vì thế nếu bạn thường xuyên sử dụng sữa đậu nành cần chú ý bổ sung thêm kẽm. Đồng thời nếu bạn đang trong tình trạng thiếu kẽm không nên uống nhiều sữa đậu nành.
Không được uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ
Sữa đậu nành sống sẽ có các chất ức chế men gồm trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác. Nếu bạn uống sữa đậu nành sống hoặc chưa đun sôi kỹ sẽ gây ra các hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nặng hơn có thể dẫn đến ngộ độc.
Bạn có thể sử dụng máy làm sữa đậu nành để chế biến những ly sữa đậu nành nhanh chóng hơn. Các công đoạn máy thực hiện như xay đậu mịn, nhuyễn và nấu chín sữa đều được máy thực hiện dễ dàng. Chất lượng sữa đậu nành được làm từ máy này rất đậm đặc nguyên chất, có đầy đủ các chất dinh dưỡng và đảm bảo độ chín của sữa, vệ sinh thực phẩm.
Như vậy, đã chia sẻ với bạn về những chú ý khi uống sữa đậu nành, những thực phẩm sữa đậu nành kỵ và không nên kết hợp. Hy vọng những kiến thức này sẽ có ích cho bạn.
Nếu bạn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm cần thiết cho gia đình như: Máy nấu sữa đậu nành, máy pha cà phê, máy xay sinh tố, máy trộn bột… hãy truy cập vào website hoặc liên hệ theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất nhé! VnAsk cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc...
>> Xem thêm:
Xem thêm
Cách làm trà sữa KOI công thức chuẩn như quán
Chanh muối có tác dụng gì? Cách làm chanh muối ngon tại nhà
Cách làm milo dầm ngon đơn giản tại nhà
Cách làm trà sữa panna cotta thơm ngon chuẩn vị
Bia Tiger bao nhiêu độ? Giá bao nhiêu 1 thùng? Các loại bia Tiger
Mầm đậu nành có tác dụng gì? Uống mầm đậu nành có tăng vòng 1?
Menu trà sữa TocoToco
Bia hơi là gì? Bia hơi làm từ gì? Cách bảo quản bia hơi
Cách làm trà đào hạt chia thanh mát, bổ dưỡng mùa hè