Ngày Đông chí là ngày nào?

Ngày Đông chí là ngày nào?

Đông chí là một thời điểm quan trọng trong năm, đánh dấu giai đoạn giữa mùa Đông và thời tiết có sự thay đổi rõ rệt. Chúng ta cần có sự chuẩn bị về sức khỏe cũng như sắp xếp lại cuộc sống sinh hoạt để thích ứng được với những thay đổi này. Vậy bạn đã biết ngày Đông chí 2024 là ngày nào chưa? Nếu chưa thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của VnAsk.com nhé!

Ngày Đông chí 2024 là ngày nào?

1.

Theo Âm lịch, ngày Đông chí năm nay là Thứ Bảy, ngày 21 tháng 11 năm 2024 Âm lịch, tức ngày ngày 21 tháng 12 năm 2024 Dương lịch.

Ngày Đông chí thường không rơi vào một ngày cố định nào nhưng đó nhất định phải là một ngày trong tháng 11 Âm lịch. Còn theo Dương lịch, Đông chí thường bắt đầu vào khoảng ngày 21 - 22/12 và kết thúc khi tiết Tiểu Hàn bắt đầu, thường là vào khoảng ngày 5 - 6/1 của năm Dương lịch tiếp theo.

>>> Tham khảo: Lịch âm dương - Lịch vạn niên - Âm lịch hôm nay

Đông chí 2020 là ngày bao nhiêu Dương lịch?

>>> Xem thêm: Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay - nhiệt độ Hà Nội hôm nay là bao nhiêu?

Nguồn gốc của ngày Đông chí

2.

Do vị trí địa lý cũng như sự giao thoa văn hóa trong suốt nhiều năm, ngày Đông chí của người Việt Nam cũng tương tự như ngày Đông chí của người Trung Quốc, đều có nguồn gốc từ nông lịch (hay còn gọi là Âm lịch).

Dựa theo sự vận hành của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao trên bầu trời kết hợp với quy luật Âm - Dương, người xưa đã nhận thấy rằng một năm chúng ta có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa bao gồm 6 tiết khí, tổng cộng một năm có 24 tiết khí, trong đó có 8 tiết khí chính là Lập xuânXuân phânLập hạHạ chíLập thu, Thu phân, Lập đông và Đông chí.

Ngày Đông chí 2020 là ngày nào?

8 tiết này ra đời theo lịch cổ đại Trung Quốc và tên gọi của chúng biểu trưng cho thời điểm khởi đầu một mùa và thời điểm kết thúc một mùa. Đông chí (hay Tết Đông chí) là tiết cuối cùng trong năm và ngày Đông chí là mốc thời gian trong tiết cuối năm giúp người Trung Quốc xác định được ngày Tết Nguyên Đán của năm tiếp theo.

>>> Xem thêm: Ngày Đông chí là gì? Ý nghĩa ngày Đông chí với các nước phương Đông & phương Tây

Ý nghĩa ngày Đông chí

3.

Theo khoa học phương Tây, điểm bắt đầu của Đông chí ở bán cầu Bắc trùng với điểm Hạ chí ở bán cầu Nam. Đây là thời điểm mà Mặt Trời xuống tới điểm thấp nhất về phía Nam trên bầu trời để sau đó bắt đầu quay trở lại phía Bắc. Đông chí cũng là thời điểm bắt đầu mùa Đông tại Bắc bán cầu và ngày bắt đầu mùa Hè tại Nam bán cầu, lúc này Trái Đất sẽ nghiêng 23,5 độ so với mặt phẳng hoàng đạo và bán cầu Nam của Trái Đất nghiêng về Mặt Trời nhiều nhất. Điều này khiến cho Đông chí được biết đến là ngày có đêm dài nhất trong năm tại Bắc bán cầu và có ngày dài nhất trong năm tại Nam bán cầu.

Đông chí là một ngày không quá đặc biệt với người Việt Nam, tuy nhiên, với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc thì đây là thời điểm thích hợp để tổ chức nhiều lễ hội lớn.

Tại Trung Hoa thời xa xưa, ngày Đông chí được xem là một thời điểm quan trọng và là một ngày ý nghĩa nên vua chúa thường cho phép người dân mở tiệc ăn mừng cuối năm để chúc mừng thành quả của một năm lao động vất vả, tự thưởng cho mình 5 ngày nghỉ ngơi, dừng hết các hoạt động lao động sản xuất để quây quần bên gia đình cùng thưởng thức các bữa tiệc và nhảy múa hát ca.

Thang viên hay bánh trôi nước là món ăn truyền thống của người Trung Quốc trong Tết Đông chí

Hiện nay, do sự thay đổi về văn hóa và lối sống, các tập tục này đã mai một dần nhưng người Trung vẫn giữ thói quen cùng nhau quây quần làm hoành thánh cúng tổ tiên, ông bà hoặc cùng nhau thưởng thức bát bánh thang viên nóng hổi (hay còn gọi là bánh trôi nước).

Tại các quốc gia trên thế giới, cũng có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày Đông chí như Lễ hội Yule của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (neopagan) này. Rất nhiều nền văn hóa khác cũng tổ chức lễ hội vào ngày này hoặc xung quanh ngày này như lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ Giáng Sinh, Hanukkah, lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa và lễ hội HumanLight.

Ngày Đông chí cũng thường trùng với khoảng thời gian chuẩn bị lễ Giáng Sinh của người phương Tây

>>> Tham khảo: Cách làm bánh trôi, bánh chay đơn giản nhất cho Tết Hàn Thực

Những điều cần lưu ý khi đến Đông chí

4.

Ngày Đông chí là thời điểm giữa của mùa Đông, cũng là lúc thời tiết có nhiều biến chuyển nên bạn cũng cần có những thay đổi trong lối sinh hoạt hằng ngày để thích nghi với những hiện tượng thời tiết trong giai đoạn này.

  • Đông chí đánh dấu khoảng thời gian giữa mùa Đông nên nhiệt độ môi trường trong giai đoạn này thường xuống rất thấp khiến cho người già, trẻ nhỏ, người có sức đề kháng kém dễ bị ốm. Vì vậy, khi bước vào Đông chí, bạn nên chú ý mặc ấm, ăn uống và tập luyện thể dục khoa học, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng. Người già bị mắc các bệnh xương khớp có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng và ngâm chân bằng nước ấm với bồn massage chân trước khi đi ngủ để giữ gìn sức khỏe và có giấc ngủ ngon hơn.
  • Ngày Đông chí đến thường kéo theo hiện tượng nồm khiến cho sàn nhà, tường nhà... thường xuyên trong trạng thái ẩm ướt, tích nước bề mặt gây nguy hiểm và bất tiện cho sinh hoạt. Chính vì vậy, nếu nhà thường xuyên bị nồm, bạn nên trang bị máy hút ẩm trong nhà để cân bằng lượng ẩm, tránh hiện tượng sàn nhà ướt, trơn trượt, gây nguy hiểm cho bản thân và người trong gia đình. Bạn cũng có thể dùng cả máy khuếch tán tinh dầu để xua đi mùi ẩm mốc trong không khí ở thời điểm này.

Máy sấy quần áo sẽ là "cứu tinh" của bạn trong thời tiết nồm ẩm của giai đoạn Đông chí

  • Thời tiết nồm khiến quần áo phơi lâu khô, ám mùi ẩm mốc, bạn nên khắc phục bằng cách sử dụng máy giặt sấy hoặc máy sấy quần áo, tủ sấy quần áo chuyên dụng.
  • Ngoài ra, theo phong thủy, có một số việc cần lưu ý bạn không nên làm vào ngày này đó là: Cầu phúc, cầu tự, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, giải trừ, thẩm mỹ, chữa bệnh, động thổ, đổ mái, sửa bếp, khai trương, ký kết, giao dịch, nạp tài, mở kho, xuất hàng, đào đất, an táng, cải táng. Còn cúng tế và san đường thì vẫn có thể thích hợp làm vào ngày này.

Những việc nên làm và không nên làm vào ngày Đông chí

5.

Việc nên làm ngày Đông chí

  • Thờ cúng và tưởng nhớ ông bà tổ tiên: Đây là thời điểm Dương khí mạnh nhất trong năm, nếu thờ cúng các vị thần vào ngày này thì có thể mang đến nhiều vận may cho gia chủ và gia đình. Đồng thời, việc thờ cúng vào ngày này cũng có thể được ông bà tổ tiên phù hộ và che chở khi gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn.
  • Ăn chè trôi nước: Đây có lẽ là phong tục khá phổ biến ở khu vực miền Nam của Trung Quốc. Trong ngày này, mọi người trong gia đình thường quây quần bên nhau để làm chè trôi nước và cùng thưởng thức. Theo quan niệm dân gian, ăn chè trôi nước trong ngày Đông Chí sẽ giúp mọi người trong gia đình có thể gặp nhiều vận may, thuận buồm xuôi gió. Màu hồng hoặc đỏ trong món chè trôi nước tượng trưng cho tình yêu, còn màu trắng thì tượng trưng cho nhân duyên mới. Khi ăn chè trôi nước, bạn nên ăn theo số chắn để tránh vận hạn xui xẻo nhé.
  • Mua sắm đồ mới: Trong ngày Đông chí, bạn có thể mua sắm quần áo, giày dép để tặng người thân yêu của mình. Việc tặng quà có thể giúp gắn kết các thành viên trong gia đình nhiều hơn, đồng thời tạo không khí hòa thuận, hạnh phúc hơn.

Việc không nên làm ngày Đông chí

  • Không kết hôn: Theo Thiên văn học thì Đông chí là khoảng thời gian vũ trụ đang có sự thay đổi rõ rệt. Khi đó, âm khí và dương khí đang hỗn loạn nên nếu kết hôn ở thời điểm này có thể khiến cuộc sống hôn nhân không được tốt, dễ cãi vã, lục đục, gia đình gặp nhiều chuyện không may.
  • Không đi du lịch: Ngày Đông chí có đặc điểm là ngày ngắn - đêm dài, vì thế bạn sẽ dễ gặp phải xui xẻo vào ban đêm nếu đi du lịch. Tốt nhất, trong khoảng thời gian này, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để tái tạo lại năng lượng cho những thời điểm mới.
  • Tránh cãi nhau: Trong tiết Đông chí, khi dương khí đạt cực thịnh mà bạn cãi nhau sẽ có thể làm ảnh hưởng xấu đến hòa khí trong gia đình, làm tình cảm dễ sứt mẻ, khó làm lành và khó vun đắp lại được. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, bạn cần hạn chế hoặc tránh xung đột với mọi người.
  • Không quan hệ nam nữ: Theo dân gian, việc quan hệ nam nữ trong thời điểm dương thịnh âm suy sẽ có thể khiến việc quan hệ của cặp đôi không được suôn sẻ. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần, tài khí của cả hai người nên bạn hãy cẩn trọng để tránh gặp phải vận hạn xui xẻo, không vui nhé.

Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Ông bà ta xưa nay vẫn có câu Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Vì thế, bạn có thể tham khảo những điều nên làm và không nên làm mà chúng tôi chia sẻ trên đây để ngày Đông chí được diễn ra tốt đẹp nhé.

Thông tin giờ tốt cho ngày Đông chí 2024

6.
  • Ngày 21 tháng 12 năm 2024 tức thứ Bảy ngày 21 tháng 11 năm Giáp Thìn
  • Ngày Kỷ Mùi - tháng Bính Tý - năm Giáp Thìn
  • Tiết khí: Đông chí (giữa đông)
  • Trực: Nguy
  • Tuổi xung khắc: Đinh Sửu, Ất Sửu
  • Hướng xuất hành: Đi về hướng Đông Bắc để đón Hỷ Thần, đi về hướng Nam để đón Tài Thần
  • Giờ hoàng đạo:
Dần (3h - 5h)Mão (5h - 7h)Tỵ (9h - 11h)
Thân (15h - 17h)Tuất (19h - 21h)Hợi (21h - 23h)

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn đã biết rõ ngày Đông chí 2024 là ngày nào rồi. Hy vọng, những thông tin VnAsk.com đã chia sẻ sẽ giúp bạn bổ sung thêm những kiến thức mới mẻ vào kho tàng tri thức của bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập chuyên mục Tết Dương, Tết Nguyên Đán trên VnAsk.com để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!