Giáng Sinh là ngày gì? Nguồn gốc & ý nghĩa ngày Giáng Sinh
Giáng Sinh là một ngày lễ lớn đối với văn hóa phương Tây. Kể từ khi được du nhập về Việt Nam, ngày lễ này cũng được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể nắm được Giáng Sinh là ngày gì, nguồn gốc lễ Giáng Sinh như thế nào và ý nghĩa ngày Giáng Sinh là gì. Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để tìm hiểu về ngày Giáng Sinh nhé!
Giáng Sinh là ngày gì?
Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo, ngày lễ Giáng Sinh (còn được gọi là lễ Noel, lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, Christmas hay X-mas) là ngày kỉ niệm Chúa Jesus (Giêsu) ra đời.
Họ luôn tin rằng Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do Thái (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.
Thông thường, lễ Giáng Sinh được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 thế nhưng từ tối 24/12 đã diễn ra nhiều hoạt động bởi theo lịch Do Thái, hoàng hôn chính là lúc bắt đầu một ngày mới chứ không phải nửa đêm như nhiều người vẫn nghĩ.
Ngày 25 tháng 12 thường được gọi là lễ chính ngày còn lễ đêm 24 tháng 12 được gọi là lễ vọng và đêm lễ này thường thu hút được nhiều người tham dự hơn.
Nhiều giáo hội Chính Thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng Sinh của họ ứng với ngày 7/1 theo lịch Gregory. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết tổng hợp: Giáng Sinh ở Nga rơi vào ngày nào?
>>> Khám phá:
Nguồn gốc lễ Giáng Sinh như thế nào?
Thời kỳ Giáo hội Cơ Đốc sơ khai (2, 3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được tổ chức chung với lễ Hiển linh. Tuy nhiên, ngay từ năm 200, thánh Clêmentê Alexandria (150 - 215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ này vào ngày 25 tháng 12.
Theo một nguồn khác thì tín hữu Cơ Đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Vì thế, họ không ăn mừng lễ Giáng Sinh của Đức Jesus trong suốt ba thế kỷ đầu. Cho tới thế kỷ IV, những người Cơ Đốc mới bắt đầu muốn ăn mừng lễ Giáng Sinh của Đức Jesus mỗi năm một lần, nhưng họ lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi vì khi ấy, Cơ Đốc giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp. Tuy nhiên, những người La Mã, hàng năm ăn mừng “Thần Mặt trời” đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Vì vậy, người Cơ Đốc đã lợi dụng dịp này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng thế và đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt trời” của người La Mã. Chính vì thế, chính quyền La Mã đã không phát hiện việc các tín hữu Cơ Đốc tổ chức ăn mừng lễ Giáng Sinh của Đức Giêsu.
Năm 312, Hoàng đế La Mã - Constantine đã bỏ Đa Thần giáo và theo Cơ Đốc giáo. Chính ông đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Năm 354, Giáo hoàng Liberius đã công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng Sinh của Đức Jesus.
Trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà ghi chép Kitô giáo đã chấp nhận Giáng Sinh là ngày mà Chúa Jesus được sinh ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả lại bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Theo đó, Isaac Newton cho rằng ngày Giáng Sinh đã được lựa chọn để tương ứng với đông chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12.
Năm 1743, một người Đức có tên là Paul Ernst Jablonski đã lập luận ngày Giáng Sinh được xác định là ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Ý nghĩa ngày Giáng Sinh ra sao?
Theo ý nghĩa nguyên thủy, lễ Giáng Sinh là dịp để người theo đạo Kitô giáo kỷ niệm ngày sinh của người lãnh đạo tôn giáo mình - người mà họ cho là Thiên Chúa.
Theo thời gian, ngày lễ Giáng Sinh này ngày càng được tổ chức linh đình và cho tới bây giờ, Giáng Sinh đã trở thành một ngày lễ quốc tế được tổ chức tại rất nhiều nơi trên thế giới.
Lễ Giáng Sinh không chỉ đơn thuần là dịp để kỷ niệm ngày Thiên Chúa giáng thế mà đây còn là một ngày lễ của mỗi gia đình. Giáng Sinh là dịp để các thành viên, các thế hệ được tụ tập, quây quần bên nhau, cùng nhau tâm sự, sẻ chia về cuộc sống, công việc và đón chào một năm mới sắp tới.
Bên cạnh đó, Giáng Sinh cũng là một ngày để những thông điệp của hòa bình được lan tỏa, đồng thời cũng là dịp để mỗi chúng ta sẻ chia với những người kém may mắn hơn, những người vô gia cư, bị bỏ rơi, cô đơn, già yếu hay bệnh tật...
>>> Gợi ý:
Ngày 24 và 25 khác như thế nào trong lễ Giáng Sinh
Như chúng tôi đã đề cập tới ở trên, Giáng Sinh là ngày lễ kỷ niệm Chúa Giê-su ra đời, diễn ra vào ngày chính là 25/12m còn lễ đêm 24/12 là lễ vọng. Vậy hai ngày lễ này khác nhau như thế nào trong ngày lễ Giáng Sinh mà lại được chia riêng như vậy, cùng VnAsk tìm hiểu bạn nhé.
Đêm 24 tháng 12 - lễ vọng
Theo Công giáo Roma, đêm ngày 24/12 là thời điểm lễ vọng được tổ chức để nhằm thu hút mọi người tham gia. Trong đêm 24/12, có khá nhiều địa điểm như các thánh đường, không gian gia đình, quán cafe... đều được trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong đặt tượng Chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria, xung quanh là những chú lừa, tượng Ba Vua cùng những thiên thần...
Không chỉ vậy, vào đêm 24 tháng 12 còn gắn liền với hình ảnh của cây thông Noel. Vào giữa những năm 2000 và 1200 Trước Công Nguyên, nhiều người đã truyền tai nhau về một loại cây thông Epicea được trang trí bởi quả, hoa, lúa mì...
Ngày 25 tháng 12 - lễ Giáng Sinh
Đã có khá nhiều người cho rằng ngày 25/12 mới là ngày Chúa Giê-su sinh ra đời nên đây mới là ngày lễ Giáng Sinh chính thức. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào khẳng định chắc chắn Chúa Jesus sinh ra vào ngày này hay không. Tất cả những gì chúng ta biết chỉ là Chúa Giê-su sinh ra vào một đêm tối mùa đông lạnh, trong một chuồng gia súc của quán trọ nhỏ. Từ đó, các tín đồ Cơ Đốc đã lấy ngày này để tổ chức ăn mừng và chọn làm lễ Giáng Sinh. Thế nhưng, trước sự cấm đoán của chính quyền La Mã thời điểm đó, họ đã bí mật chọn ngày 25 tháng 12 để tổ chức. Điểm đặc biệt là lễ Giáng Sinh được cử hành trùng vào ngày lễ "Thần Mặt Trời" của người La Mã.
Sau đó, năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I đã bỏ thần giáo theo Cơ Đốc giáo và cho hủy bỏ lễ thờ Thần Mặt Trời. Chính vì vậy, ngày 25 tháng 12 hằng năm đã được chọn làm ngày lễ mừng sinh nhật của Chúa Jesus. Tuy nhiên, phải mãi đến năm 354 thì Giáo hoàng Libero mới chính thức công bố ngày 25/12 làm ngày để mọi người cử hành lễ Giáng Sinh.
Như vậy, ngày 25 tháng 12 chỉ là ngày quy ước của thế giới để kỷ niệm một sự kiện lịch sử có thật, con Đức Chúa Trời giáng thế làm người, hoàn thành sứ mạng cứu rỗi nhân loại, mang lại bình an, hạnh phúc đến mọi người.
Những câu hỏi thường gặp trong lễ Giáng Sinh
Lễ Noel bắt nguồn từ nước nào?
Theo Kitô giáo, Chúa Giê-su được sinh ra tại Bethlehem, thuộc xứ Judea, Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 Trước Công Nguyên và năm 2. Vì thế, lễ Giáng Sinh có nguồn gốc từ những người theo đạo Ki tô.
Lễ Giáng Sinh có ý nghĩa gì?
Lễ Noel không chỉ có ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa mà nó là một ngày lễ của gia đình, một ngày đặc quyền để mọi người trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau để sẻ chia, tâm sự với nhau.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được Giáng Sinh là ngày gì cũng như biết được nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này. Một mùa Giáng Sinh nữa lại đang gần kề. Chúc cho bạn cùng những người thân trong gia đình luôn mạnh khỏe, bình an và hạnh phúc.
Đừng quên truy cập chuyên mục Quà Noel, quà Giáng Sinh trên để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
Ông già Noel cưỡi mấy con tuần lộc? Tên các con tuần lộc của ông già Noel
Hình ảnh cây thông Noel đẹp mừng mùa Giáng Sinh
30+ Avatar Noel, ảnh đại diện Giáng Sinh đẹp nhất
Cách trang trí cây thông Noel bằng dây kim tuyến và phụ kiện đơn giản mà đẹp
Những bài hát Giáng Sinh, nhạc Noel thiếu nhi hay, vui nhộn
20+ Tranh tô màu cây thông Noel cho bé đẹp, đơn giản
40 Lời chúc Giáng Sinh cho người yêu cũ ngắn hay
Hình ảnh Giáng Sinh đẹp lung linh, ảnh Noel cute dễ thương
50+ Câu nói hay về Noel, câu chúc Giáng Sinh ý nghĩa nhất