Cành đào có phải đốt gốc không? Cách đốt gốc cành đào chuẩn nhất
Trước khi cắm cành đào, nhiều gia đình người Việt thường tiến hành thao tác đốt gốc. Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều tranh cãi về vấn đề này. Vậy cành đào có phải đốt gốc không? Nếu có thì cách đốt gốc cành đào chuẩn nhất như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của để có câu trả lời nhé.
Cành đào có phải đốt gốc không?
Việc đốt gốc cành đào được nhiều gia đình người Việt áp dụng từ lâu nay. Bởi theo quan điểm của họ thì khi cành đào bị cắt khỏi cây, nhựa của đào sẽ đông đặc lại và làm bít tắc các mạch cây làm cản trở việc hút nước nuôi cành. Ngoài ra, vết cắt cành này có thể khiến cho cành đào dễ bị vi khuẩn xâm nhập, nấm mốc có điều kiện sinh sôi và phát triển. Chính vì thế, họ nghĩ rằng việc đốt cành đào trước khi cắm sẽ làm thông mạch, tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn từ đó giúp cành đào được tươi lâu hơn. Thế nhưng trên thực tế có nhiều quan điểm không đồng tình với ý kiến này.
Theo quan điểm của những người trồng đào lâu năm, khi đốt cành đào như thế sẽ khiến cho gốc đào bị cháy, không thể hút được chất dinh dưỡng, khiến cho cành nhanh bị héo, hoa nhanh tàn hơn. Và họ cho rằng đốt cành đào là việc làm phản khoa học.
Còn theo TS Đặng Văn Đông - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hoa và cây cảnh - Viện Nghiên cứu rau quả thì: “Theo kinh nghiệm dân gian, đốt cành đào trước hết là để diệt khuẩn, diệt nấm xâm nhập vào các bó mạch dẫn của cành đào, làm cành đào hạn chế chảy nhựa, mất dinh dưỡng của cành và làm sạch nước cắm đào... Tuy nhiên, việc đốt gốc cành đào cũng sẽ gây tắc các mạch, không cho nước và dinh dưỡng đi lên nuôi cành”.
Ông Đông cũng cho hay, nếu người dân muốn áp dụng cách đốt gốc đào thì cần phải đốt đúng cách để không làm tổn hại đến mạch của cành, khiến đào nhanh tàn. Vậy cách đốt cành đào như thế nào? Hãy theo dõi phần dưới đây để có được câu trả lời bạn nhé.
>>> Tham khảo thêm:
Cách đốt gốc cành đào chuẩn nhất
Bạn có thể tiến hành đốt cành đào bằng củi, giấy báo, hay dụng cụ khò... thế nhưng khi đốt bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây:
- Không nên đốt lên quá cao phần thân đào mà chỉ đốt ở phần cuống.
- Đốt với lửa vừa phải, đồng thời không để lửa hay hơi nóng bốc lên khiến nụ và hoa đào bị héo.
- Sau khi đốt gốc đào, bạn nên cắm cành đào vào chậu cát ẩm và tiến hành phun nước (phun sương nhẹ) lên thân, lá cành đào.
- Sau khi lá đào tươi trở lại và muốn đào nở sớm thì bạn có thể phun rượu trắng hoặc đắp vôi, đất đèn xung quanh gốc đào.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách cắm cành hoa đào tươi lâu, đẹp nghệ thuật ngày Tết
Gợi ý một số cách giữ đào tươi lâu
Đối với cành hoa đào
Ngoài việc đốt gốc đào thì có một bí quyết rất đơn giản giúp cành đào tươi lâu vào ngày Tết đó chính là rửa sạch lọ cắm đào và sử dụng nước sạch để cắm hoa.
Chỉ cần thực hiện đúng 2 việc này, bạn sẽ có được cành đào tươi rói, khoe sắc xinh tươi trong dịp Tết sắp tới.
Ngoài ra, bạn cũng nên đặt lọ hoa đào ở nơi thoáng mát, không gần nguồn nhiệt lớn, không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, không có gió mạnh thổi vào.
Bên cạnh đó, hãy nhớ thay nước trong lọ cắm hoa 2 - 3 ngày một lần, đồng thời mỗi lần thay nước, bạn nên rửa phần gốc đào ngập trong nước nhé. Ngoài ra, sau mỗi lần thay nước, bạn có thể cho vài viên vitamin B1 vào trong nước cắm hoa đào để giúp đào tươi lâu, có màu sắc đẹp hơn.
Đối với cây đào
Một cách đơn giản để giữ gốc đào tươi lâu là tưới nước thường xuyên, tuy nhiên vì đào ưa khô nên bạn không được tưới nhiều nước.
Bên cạnh đó, hãy kê đặt cây đào ở nơi khô ráo, thoáng mát, hạn chế nguồn nhiệt lớn, hạn chế bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc đặt ở nơi có gió lớn bởi có thể làm nụ, hoa đào bị rụng.
Mẹo hãm/kích đào nở theo ý muốn
Nếu lỡ mua cành đào mà các nụ hoa quá bé, gần sát ngày Tết vẫn chưa nở thì bạn có thể áp dụng mẹo sau để giúp đào nở nhanh, đúng dịp Tết hơn. Với cành đào, bạn hãy sử dụng nước ấm để cắm, còn nếu là cây đào thì bạn hãy đắp vôi xung quanh gốc. Thực hiện như vậy là chỉ sau 1 - 2 ngày hoa đào sẽ nở.
Còn nếu muốn đào nở hoa chậm hơn, bạn thực hiện như sau. Với cành đào cắm trong lọ, hãy khía nhẹ một vòng quanh thân cách gốc khoảng 10 - 15cm để hạn chế dinh dưỡng từ thân lên nuôi hoa, đồng thời cần cắm với nước lạnh. Còn với cây đào trồng trong chậu, bạn hãy rải 1 lớp sỏi xung quanh gốc để làm mát cây, đồng thời cho cây ra nơi thoáng mát, hạn chế thắp đèn xung quanh cây để giúp hoa nở chậm lại.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cành đào có phải đốt gốc không cũng như cách đốt gốc cành đào chuẩn nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Nếu có nhu cầu mua đồ gia dụng, điện máy... chính hãng, chất lượng, bạn hãy tham khảo và đặt hàng tại website hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn nhé. VnAsk cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Quà Tết của VnAsk để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
Xem thêm
Cách đọc kinh Truyền Tin, kinh Kính Mừng Công giáo
Tuổi Tý xuất hành hướng nào tốt, ngày nào tốt năm 2024?
Lời chúc Ngày của Cha cho bố vợ, bố chồng hay, ý nghĩa nhất
50+ Mẫu bánh sinh nhật hình Siêu nhân Nhện, Iron Man, Batman đẹp và ngầu nhất
25/12 là ngày gì? Ngày 25 tháng 12 là ngày thuộc cung gì?
Kinh sám hối Cao Đài
Cách đọc kinh lòng thương xót Chúa 3 giờ chiều
Bài cúng cơm cho người mới mất và cách chuẩn bị mâm cơm cúng
Chủ đề ngày Gia đình Việt Nam 2023 là gì?