Thần Tài là ai? Sự tích ông Thần Tài ngắn gọn

Thần Tài là ai? Sự tích ông Thần Tài ngắn gọn

Thần Tài là một trong những vị Thần được người Việt Nam thờ cúng rất nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Thần Tài là ai. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về sự tích ông Thần Tài để biết rõ hơn về vị Thần này bạn nhé.

Thần Tài là ai?

1.

Hình tượng ông Thần Tài tại Việt Nam thường xuất hiện là một ông cụ râu tóc bạc phơ, ông thường ngồi trên ghế vàng, tay cầm vàng thỏi và có khuôn mặt rất hiền từ, phúc hậu. Theo quan niệm dân gian thì ông Thần Tài là vị Thần cai quản chuyện tiền bạc, tài lộc. Chính vì thế, các gia đình muốn làm ăn phát đạt, đặc biệt là những gia đình kinh doanh, buôn bán đều có thờ ông Thần Tài trong gia đình, cửa hàng...

Còn theo truyền thuyết Trung Hoa cổ đại, Thần Tài chính là nhân vật lịch sử Phạm Lãi - một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Sau khi phò tá vua dẹp yên loạn lạc, Phạm Lãi cùng người thương là Tây Thi lui về ở ẩn. Từ đó ông trở thành một thương nhân buôn bán thành đạt, nổi tiếng và được người đời gọi là Đào Công và được tôn là Thần Tài.

Ngoài ra còn có truyền thuyết khác kể rằng Thần Tài chính là vị Thần cai quản chuyện tiền bạc nơi hạ giới bị "rớt" xuống trần gian vì một lần lỡ say rượu. Nếu ông đến gia đình nào thì sẽ mang lại may mắn cho gia đình đó. Và sau này khi ông bay về trời ngày mùng 10 tháng Giêng thì dân gian đã lấy ngày này làm ngày vía Thần Tài.

Sự tích ông Thần Tài

Sự tích ông Thần Tài ngắn gọn

2.

Trên thực tế có khá nhiều sự tích về ông Thần Tài, dưới đây là một trong những sự tích tiêu biểu nhất, hay còn được gọi là sự tích Âu Minh - Như Nguyệt:

Có một tên lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thành Thảo, Thủy thần cho một cô nô tỳ tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt.

Sau đó, vào một ngày Tết, vì lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Kể từ đó, Âu Minh làm ăn luôn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên phá sản, nghèo xác nghèo xơ.

Hóa ra Như Nguyện chính là hóa thân của Thần Tài. Từ đó người ta thưởng lập bàn thờ để thờ vị thần này. Lý do vì sao lại kiêng cử hốt rác hay quét rác trong 3 ngày đầu năm? Vì sự tích Âu Minh - Như Nguyên như trên mà người ta sợ hốt rác là sẽ hốt luôn cả Thần Tài trong đống rác đó thì việc làm ăn sẽ không suôn sẻ. Việc thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh cũng có nguồn gốc từ đây….

Sự tích ông Thần Tài

Ngoài sự tích trên còn có 1 sự tích khác về Thần Tài đó là sự tích về ngày vía Thần Tài hay còn gọi là sự tích mùng 10 tháng Giêng:

Chuyện kể rằng Thần Tài chỉ có trên trời, dưới trần gian không có, Thần Tài là vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc.

Trong một lần đi chơi uống rượu, do say quá nên Thần Tài bị rơi xuống trần gian, không may đầu bị va vào đá nên nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng ngài bị điên.

Mọi người thấy vậy liền lột sạch hết quần áo mũ nón của Thần Tài và đem đi bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và do bị va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai.

Do sống trên thiên đình quen rồi nên Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang xin ăn khắp nơi. Thần Tài đi ăn xin thì gặp một nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì được chủ nhà mời vào ăn.

Thần Tài được chủ quán cho ăn nên ông ra sức ăn rất nhiều đặc biệt là ông rất thích thịt heo vịt quay, điều kỳ lạ lúc này là khi ông vào quán này ăn thì không biết từ đâu khách kéo đến nườm nượp, người chủ quán thấy lạ nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn.

Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng từ hôm thần Tài đến ăn quán bên này thì khách bên đó lại chuyển hết qua quán bên này ăn.

Sau một thời gian người bán hàng đắt khách và cảm thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày lại được ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, lại hay thích lang thang không tắm giặt.

Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn nữa và lại thấy hao phí đồ ăn cho một người ăn mày không đáng nên người chủ quán liền đuổi ông đi.

Quán đối diện ngày xưa rất đông khách nay vắng hoe, thấy Thần Tài bị chủ quán bên kia đuổi thì liền mời Thần Tài vào ăn, cũng như lúc trước, mọi người lại ùn ùn kéo đến ăn quán này rất đông.

Mọi người thấy vậy nên ai cũng ra sức tranh giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình ăn để có thể kéo khách đến ăn đông, vậy nên mới có câu "Thần Tài gõ cửa".

Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn ông đi mua lại quần áo, được mọi người dẫn đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc lại quần áo mũ nón vào thì Thần Tài chợt nhớ lại mọi chuyện trước kia và bay về trời.

Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và họ lập bàn thờ, tôn thờ ông từ đó, hóa thân Thần Tài là một người lang thang ăn xin quần áo rách rưới.

Ngày Thần Tài bay về trời cũng chính là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch. Do đó cứ hàng năm, hàng tháng nhà nhà mọi người điều lấy ngày mùng 10 làm ngày vía Thần Tài.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được Thần Tài là ai cũng như sự tích ông Thần Tài ngắn gọn nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.