Cách đặt gà cúng trên bàn thờ: Quay đầu vào trong hay ra ngoài mới đúng?
Cách đặt gà cúng trên bàn thờ: Quay đầu vào trong hay ra ngoài mới đúng? Gà luộc là món ăn không thể thiếu vào các dịp lễ, Tết, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để gà cúng trên bàn thờ đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu cách bày gà cúng trên bàn thờ chuẩn nhất các bạn nhé!
Cách đặt gà cúng trên bàn thờ: Quay đầu vào trong hay ra ngoài mới đúng?
Đặt gà cúng quay đầu vào trong hay ra ngoài? Có lẽ đây là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc mỗi khi làm gà cúng. Thông thường, theo truyền thống của người Việt, vào các ngày lễ, Tết, giỗ, cúng rằm… thì gà luộc là món đồ quan trọng để dâng lên các thần linh và gia tiên.
Trên thực tế, việc cúng gà quay hướng nào, cúng gà quay vào hay quay ra là do tùy tâm chúng ta, miễn là chúng ta thành tâm là được. Tuy nhiên, theo lý thuyết phong thủy và tâm linh thì các bạn có thể tham khảo một số cách đặt gà cúng sau đây nhé.
Cách đặt gà cúng trên bàn thờ vào giao thừa
Vào ngày giao thừa năm mới đón Tết, các bạn nên đặt đầu gà quay hướng ra đường để đón quan Hành khiển cai quản năm mới đi qua. Cách đặt gà cúng hướng ra đường như vậy còn có ý nghĩa giúp gọi mặt trời chiếu vào nhà mình nhằm đón những điều mới mẻ, may mắn cho gia chủ.
>>> Xem thêm: Gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào? Cách để gà cúng giao thừa
Cách đặt gà cúng trên bàn thờ gia tiên vào ngày lễ, giỗ, rằm
Khi đặt gà cúng trên bàn thờ gia tiên vào các ngày lễ, rằm, giỗ, cúng mùng 1… thì mọi người thường đặt gà quay đầu gà về hướng bát hương. Một số gia đình có đặt gà quay đầu hướng ra ngoài nhìn đẹp hơn, tuy nhiên, về ý nghĩa tâm linh thì làm như vậy có nghĩa là gà không chịu chầu.
Cách đặt gà cúng trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa
Cách đặt gà cúng trên bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa có thể áp dụng như cách bày gà cúng trên bàn thờ gia tiên. Hoặc các bạn cũng có thể đặt gà cúng với đầu gà quay ra hướng cửa chính, hướng đón quan Hành khiển. Ngoài ra, các bạn có thể trang trí thêm miệng gà ngậm một bông hoa hồng đỏ nhằm mang lại may mắn cho gia chủ.
Vì sao phải chọn gà trống dâng cúng?
Gà cúng (hay còn được gọi là gà hiến tế, gà tế, gà hiến sinh...) thường là gà trống để cúng cho ơn trên, thần thánh, thượng đế, ông bà, tổ tiên... nhân dịp lễ, cúng, kỵ hay một một dịp nào đó. Vậy tại sao lại thường chọn gà trống để cúng? Trong văn hóa phương Đông, gà thuộc nhóm tam sinh (ba con vật hiến sinh). Gà trống được chọn làm vật tế lễ thần linh, gia tiên là bởi người xưa cho rằng gà trống các tính quý và đẹp hơn hẳn những loại gia cầm khác. Người ta quan niệm rằng, gà trống làm lễ vật cúng tế tổ tiên, gia thần thì sẽ cảm thấy yên tâm đón một năm mới tốt đẹp.
Không chỉ vậy, gà trống còn mang ý nghĩa về sự khởi đầu tốt đẹp, ngày mới bắt đầu, ánh sáng chan hòa, nắng mưa thuận hòa giúp cho cây cối phát triển, mùa màng bội thu. Buổi sáng, gà trống thường cất tiếng gáy để chào đón ngày mới, khi mà những tia nắng mai vừa ló rạng. Trên đầu mỗi chú gà trống đều có mào lớn màu đỏ tươi, nó được xem như biểu tượng của mặt trời rực rỡ. Và điều này lại càng khiến cho những chú gà trống được coi trọng, trở thành con vật linh thiêng, tinh khiết, quý giá để hiến tế lên bề trên.
Cách làm gà cúng đẹp
Bước 1: Cắt tiết gà
- Ở bước này sẽ cần đến 2 người. Một người cầm chặt 2 chân và bẻ cánh gà ra phía sau rồi dốc ngược đầu gà xuống phía dưới bát. Người thứ 2 sẽ cầm nhẹ phần đầu gà, vặt bớt phần lông xung quanh cổ gà rồi dùng dao cắt tiết.
- Khi cắt tiết gà xong, bạn gập cánh gà cuộn tròn lại.
Bước 2: Làm lông gà
- Đun sôi nồi nước sôi rồi nhúng thịt gà vào khoảng 2 phút thì nhấc ra. Lưu ý: Ở bước này, bạn cần đảm bảo gà không còn cử động, tránh tình trạng gà giãy cánh, làm nước nóng bắn vào người bị bỏng.
- Bạn tiến hành vặt sạch lông gà ở những bộ phận như mỏ, màng, chân gà...
- Khi làm lông gà xong, bạn chà xát chút muối và gừng vào để khử mùi hôi, đồng thời loại bỏ sạch lông măng còn xót.
Bước 3: Mổ thịt gà
- Ở bước này sẽ có 2 cách mổ là mổ phanh và mổ moi. Tuy nhiên, khi làm gà cúng thì người ta thường mổ moi để khi luộc và bày trí sẽ đẹp mắt hơn. Cách làm như sau:
- Dùng mũi dao rạch một đường dọc khoảng 4cm (cách phao câu gà khoảng 2 - 3cm), dùng ngón tay luồn vào bên trong, kéo hết nội tạng của gà ra ngoài.
- Tiếp theo, bạn chà xát lại gà bằng muối và rửa sạch.
- Phần lòng gà, bạn cũng cần làm sạch nhé.
Bước 4: Tạo dáng gà
Bạn có thể tạo dáng gà theo những dáng như sau:
Dáng chầu
- Dùng mũi dao rạch một đường nhỏ ở 2 bên cổ gà rồi nhét 2 đầu của cánh gà vào 2 đường vừa cắt. Lưu ý: Khi nhét, bạn cần thực hiện nhẹ tay để tránh làm gãy cánh gà.
- Cuối cùng, bạn chỉnh lại phần đầu cánh gà sao cho thò ra bên ngoài mỏ gà.
- Phần chân gà, bạn vắt lên trên mình gà nhé.
Dáng quỳ
- Dùng dao rạch nhẹ phần khuỷu chân gà rồi bẻ ngược chúng ra phía sau thân.
- Tiếp theo, bạn dùng chỉ thực phẩn hoặc lạt để cố định 2 chân gà lại dọc theo phía thân.
- Cuối cùng, bạn dựng đầu gà thẳng lên rồi ép 2 cánh xuống phía dưới.
Dáng gà bay
- Bẻ nhẹ 2 cánh gà rồi vắt chúng lên phần lưng.
- Tiếp theo, bạn dùng chỉ thực phẩm hoặc dây lạt nhỏ để buộc 2 khớp xương cánh gà lại. Lưu ý: Bạn cần buộc nhẹ tay, tránh làm rách da gà.
- Cuối cùng, bạn dựng thẳng phần đầu gà lên là được.
Dáng cánh tiên
- Dựng đứng phần cổ gà lên rồi ép cổ gà từ từ về phía thân gà.
- Đưa 2 cánh gà về phía trước sao cho 2 khớp của cánh chạm vào nhau.
- Tiếp theo, bạn dùng chỉ thực phẩm hoặc dây lạt nhỏ để buộc cố định 2 khớp lại với nhau.
- Cuối cùng, bạn dùng dao rạch một đường nhỏ ở khuỷu chân gà, bẻ khớp chân gà hướng xuống phần bụng gà là được.
Bước 5: Luộc gà
- Đun sôi nồi nước, thêm vào hành tím và chút muối.
- Tiếp theo, bạn cho gà đã tạo dáng vào nồi, vặn lửa vừa rồi luộc khoảng 7 - 8 phút.
- Sau 7 - 8 phút, bạn thả vào nồi thịt gà 1 củ gừng, luộc thêm khoảng 15 phút nữa thì tắt bếp. Lưu ý: Bạn không nên luộc gà quá lâu sẽ khiến da gà bị rời ra ngoài, thịt bị nát.
- Cuối cùng, bạn vớt gà ra ngoài, đặt vào chậu nước lạnh khoảng 3 phút để phần da gà được giòn ngon hơn.
Một vài lưu ý khi thắp hương cúng
Khi thắp hương cúng, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Không thắp hương số chẵn, nên thắp số lẻ 1, 3, 5...
- Ăn mặc nghiêm chỉnh, quần áo dài, không mặc quần đùi, áo cộc, áo ba lỗ...
- Tư thế thắp hương cần nghiêm trang, không cười đùa, nói tục...
- Không gian thờ cúng cần yên tĩnh, thoáng đãng.
- Không làm ồn khi gia chủ đang làm lễ.
Trên đây là cách đặt gà cúng trên bàn thờ chuẩn nhất mà VnAsk muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã biết cách đặt gà cúng đúng cách rồi nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Đừng quên truy cập chuyên mục Quà Tết trên để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
Lời dẫn chương trình gặp mặt đầu xuân
Lời chúc mừng năm mới bằng tiếng Nhật
Cúng tất niên gồm những món gì? Thực đơn mâm cơm cúng tất niên đơn giản
50 Câu đối cho bàn thờ gia tiên hay và ý nghĩa
Những câu chúc Tết, chúc mừng năm mới bằng tiếng Trung 2024
4 Cách tréo gà cúng đơn giản mà đẹp cho các dịp lễ Tết
3 Văn khấn Giao thừa trong nhà năm 2024, bài cúng Giao thừa trong nhà chuẩn nhất
Bài hát dân ca Scotland nào phổ biến nhất thế giới đêm giao thừa?
Cúng giao thừa là gì? Cúng giao thừa cần những gì?