Vào đêm giao thừa chúng ta thường làm gì?

Cập nhật: 17/07/2024
Những hoạt động nên làm trong đêm giao thừa

Các hoạt động thường làm trong đêm giao thừa. Trong đêm giao thừa nên làm gì và không nên làm gì để cả năm may mắn. Đêm giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Dưới đây là những việc nên làm trong đêm giao thừa.

1. Ý nghĩa thời khắc giao thừa

1.

Đêm Giao thừa (hay còn gọi là đêm Trừ tịch) là đêm cuối cùng của năm cũ, là điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là thời điểm bắt đầu giờ Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày mùng 1 tháng Giêng). Đêm này là một đêm quan trọng đánh dấu cho một năm cũ kết thúc và một năm mới đã đến, người già thêm trường thọ và người trẻ thêm trưởng thành.

Đêm Giao thừa đến mang ý nghĩa xua đuổi tà khí, ma quỷ, mọi điều xấu xa trong năm cũ đi và rước nhiều may mắn thành công đến cho năm mới. Đây được coi là khoảng thời gian của sự yên nghỉ, là lúc giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng.

2. Các hoạt động trong đêm giao thừa

2.

Đêm giao thừa, người Việt Nam thường sẽ dành ra những giờ phút cuối cùng của năm mới bên cạnh những người mà họ yêu mến, thương yêu.

Cúng giao thừa

Lễ Giao thừa được cúng vào đúng giờ chính tý tức 00 giờ ngày 1 tháng 1 trong năm. Theo phong tục của dân tộc Việt Nam từ cổ xưa, bàn cúng Giao thừa được chia làm 2 mâm, mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.

Gia chủ làm lễ cúng bái cầu chúc cho một năm mới tốt lành bằng cách thắp hương từ ngoài trời sau đó khấn vái và thắp vào trong nhà để mang may mắn đến.

Trong lễ này tại gia đình, người ta nhắc đến công ơn trời đất, tổ tiên, tạ lỗi cùng cha mẹ, làm hòa với nhau, trút bỏ điều xấu và hứa hẹn những điều tốt đẹp sẽ thực hiện.

Tổ chức bữa cơm tất niên

Đây là bữa cơm có sự tham dự của tất cả các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trước khi ăn, mọi nhà còn thực hiện một nghi lễ quan trọng: dâng cúng mâm cơm, mời ông bà, tổ tiên về sum họp với gia đình trong 3 ngày Tết.

Xông nhà

Đối với các gia đình muốn tự xông nhà, người ta thường chọn một người dễ vía, hợp tuổi ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này sẽ tự xông nhà cho gia đình mình, mang về gia đình sự tốt đẹp quanh năm.

Đối với các gia đình khác, người ta phải nhờ một người thân, bằng hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem đến sự dễ dãi may mắn cho gia đình.

Đón giao thừa với bạn bè

Mỗi năm rất hiếm có dịp để tụ họp đầy đủ bạn bè, với nhiều người họ xem đây là thời điểm tốt nhất để gặp mặt bạn bè, cùng vui chơi và đón giao thừa sau một năm bôn ba mỗi người mỗi ngả.

Chọn hướng xuất hành

Vào lần ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới, người ta chọn giờ và hướng xuất hành hợp với năm tuổi để gặp may mắn quanh năm.

>> Chi tiết: Ngày tốt giờ đẹp mở hàng, khai bút, xuất hành và đi lễ đầu năm

3. Một số điều cần lưu ý trong đêm giao thừa để cả năm may mắn

3.
  • Truớc 12 giờ đêm, nên thắp hương khấn Phật trên ban thờ Phật hoặc tại vị trí thích hợp trong nhà.
  • Nếu bạn sống một mình, sau thời khắc giao thừa bạn nên mở ti vi thông đến sáng cho vượng gia vận.
  • Ngày 30 Tết đặc biệt là thời khắc giao thừa nếu mặc quần áo màu đỏ càng tốt. Ngày 30 Tết không được mắng trẻ con, không được cãi nhau nếu không sẽ bất lợi cho cả năm mới.
  • Đồ dùng trong nhà nếu có gì hỏng hóc hoặc sứt mẻ nên sửa chữa hoặc bỏ đi, thay mới trước khi đón giao thừa.
  • Kiểm tra lại hệ thống chiếu sáng trong nhà, nếu có bóng đèn nào không sáng cần phải thay mới. Để vượng vận cho gia chủ, nạp dương khí mới cho ngôi nhà, nên bật tất cả điện trong nhà thông 3 ngày 3 đêm.

Để chuẩn bị cho dịp Tết nguyên đán sắp tới, các bạn tham khảo các bài văn khấn cho đêm giao thừa để chuẩn bị đầy đủ, tươm tất cho năm mới.