Cách bày ban thờ Thần Tài đẹp, chuẩn, thành kính nhất
Trang trí, bày biện bàn thờ Thần Tài sao cho đẹp, thành kính nhất là chủ đề được khá nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách bày ban Thần Tài đẹp, chuẩn để "hút" tài lộc, may mắn cho gia chủ. Mời bạn cùng tham khảo nhé.
Cách bày ban thờ Thần Tài đẹp, chuẩn, thành kính nhất
- Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài
- Cách bày trí ban Thần Tài: Bày bài vị như thế nào?
- Cách bày hũ gạo muối nước
- Cách bố trí bàn thờ Thần Tài: Đặt tượng Thần Tài sao cho đúng?
- Cách bố trí bát hương
- Cách bày mâm ngũ quả ban Thần Tài, cách bày kỷ chén thờ, lọ hoa
Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?
Trước khi tìm hiểu cách bày trí bàn thờ Thần Tài, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bàn thờ Thần Tài gồm những gì bạn nhé. Dưới đây là những vật dụng thường được dùng để bày trên ban thờ Thần Tài:
- Tượng Thần Tài - ông Địa
- 1 - 2 lọ hoa
- 1 ống hương
- 1 nậm rượu
- Chóe thờ
- Đèn thờ
- Mâm bồng (là đĩa để đựng hoa quả)
- Kỷ chén thờ loại 5 chén hoặc 3 chén
- Bát sâm
- Bài vị
- Tượng Phật Di Lặc
- Cây phong thủy (không bắt buộc)
- Tượng linh vật may mắn như long quy, tỳ hưu, cóc ngậm tiền (không bắt buộc)
- Hũ gạo, hũ muối
Trên đây chỉ là gợi ý các vật phẩm, bạn có thể căn cứ vào kích thước thực tế của bàn thờ Thần Tài trong gia đình mình mà chuẩn bị các vật phẩm sao cho phù hợp nhất.
>> Xem thêm: 15 Mẫu bàn thờ Thần Tài đẹp, hiện đại, đơn giản nhất
Cách bày ban thờ Thần Tài đẹp, chuẩn, thành kính nhất
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài
Bàn thờ Thần Tài thường được đặt ở ngay dưới đất và vị trí lý tưởng để đặt bàn thờ này chính là dựa lưng vào vách tường gần lối vào của cửa chính và có thể quan sát được toàn bộ người ra, vào khu vực kinh doanh, buôn bán.
Ngoài ra, khi sắp xếp bàn thờ Thần Tài, bạn cũng cần chú ý tránh đặt quá sát cửa ra vào. Đặc biệt, vách tường sau lưng bàn thờ không được có lỗ khoan hay cửa sổ để tránh làm thất thoát tài lộc của gia chủ.
Bàn thờ Thần Tài cũng không được đặt gần nhà vệ sinh, đối diện nhà vệ sinh hay những góc tối tăm, gây khó khăn cho việc di chuyển.
Cách bày trí ban Thần Tài: Bày bài vị như thế nào?
Bài vị thường được đặt phía trong cùng của bộ bàn thờ, và được ghi bằng chữ Nho với ý nghĩa là “Chiêu tài - Tiến bảo” hoặc “Ngũ Phương Ngũ Thổ long thần - Tiền hậu địa chủ khả thần”.
Cách bày hũ gạo muối nước
Hũ gạo muối nước thường được đặt giữa tượng Thần Tài và Thổ Địa, biểu trưng cho 3 yếu tố để duy trì cuộc sống sung túc, no đủ của con người.
- Hũ nước thể hiện cho sinh khí, sự sinh sôi nảy nở
- Hũ gạo thể hiện cho lương thực luôn đầy đủ, dư giả
- Hũ muối trắng thể hiện cho sự trong sạch, chính trực cũng như sự mặn nồng trong các mối quan hệ
Lưu ý: Ba hũ này nên có nắp đậy và không được để quá đầy.
>>> Có thể bạn quan tâm: Gạo muối cúng Thần Tài, ông Táo, giao thừa xong làm gì?
Cách bố trí bàn thờ Thần Tài: Đặt tượng Thần Tài sao cho đúng?
Cách đặt tượng Thần Tài chuẩn là phía trái từ ngoài vào lần lượt là ông Thần Tài bên trái, Thần Phát ở giữa và ông Địa bên phải. Nếu không có Thần Phát thì 2 tượng kia vẫn giữ nguyên vị trí.
>>> Xem thêm: Đặt ông Thần Tài bên trái hay bên phải, sao cho đúng?
Cách bố trí bát hương
Bát hương nên đặt ở ngay chính giữa bàn thờ Thần Tài. Đây là vật phẩm linh thiêng nên cần tránh động vào, hoặc làm xê dịch bát hương.
Cách bày mâm ngũ quả ban Thần Tài, cách bày kỷ chén thờ, lọ hoa
Theo nguyên lý "Đông bình - Tây quả" thì hoa cúng Thần Tài sẽ nằm bên tay phải theo hướng mà bạn nhìn vào bàn thờ còn đĩa quả được đặt bên tay trái bàn thờ. 5 chén nước được xếp thành chữ thập và đặt trước bát hương tượng trưng cho ngũ hành ngũ sinh.
Ngoài ra nếu có các vật phẩm phong thủy như ông Cóc thì bạn nên đặt ở bên trái theo hướng nhìn vào bàn thờ.
Cách trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết
Khi đã bố trí được các vật dụng như trên thì việc trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết cũng đơn giản, không có gì khó khăn. Bạn chỉ cần lưu ý một vài điểm là tránh sử dụng quá nhiều vật phẩm trang trí để không gây rườm rà. Tuyệt đối không dùng hoa và quả giả để trang trí bàn thờ Thần Tài.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các loại cây phong thủy hợp mệnh để tăng thêm may mắn, tài lộc.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cách bày ban thờ Thần Tài đẹp, chuẩn, thành kính nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật những thông tin hữu ích bạn nhé.
>>> Tham khảo thêm:
- Cách bày và trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết chuẩn, đẹp nhất
- Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng vía Thần Tài đầy đủ nhất
- Ngày vía Thần Tài nên mua gì? Mua vàng ngày vía Thần Tài có ý nghĩa gì?
- Văn khấn lễ vía Thần Tài, bài cúng ngày vía Thần Tài 10 tháng Giêng
- Bàn thờ ông Táo gồm những gì? Cách lập và đặt bàn thờ ông Táo đúng hướng
Xem thêm
Ông Hoàng Bảy là ai? Sự tích và hình ảnh Ông Hoàng Bảy đẹp
Bài tuyên truyền Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Kịch bản chương trình đón nhận trường đạt chuẩn Quốc gia
Rét nàng Bân là gì? Tại sao gọi là rét nàng Bân?
50+ Mẫu bánh kem Ngày của Mẹ đẹp, ý nghĩa nhất
6 Mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2024 đẹp, chuyên nghiệp
Kịch bản lễ mừng thọ 2024
Logo Hội sinh viên Việt Nam có biểu tượng gì?
Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 ngân hàng có làm việc không?