Ông Hoàng Bảy là ai? Sự tích và hình ảnh Ông Hoàng Bảy đẹp
Mỗi dịp tháng 7 Âm lịch hay đến ngày lễ Tết, nhiều người lại chuẩn bị lễ vật tươm tất để dâng cúng Quan Hoàng Bảy, vậy Ông Hoàng Bảy là ai? Sự tích Ông Hoàng Bảy như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vị quan này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Ông Hoàng Bảy là ai?
Ông Hoàng Bảy hay còn được gọi là Quan Hoàng Bảy, Ông Hoàng Bảy Bảo Hà. Có khá nhiều giai thoại về vị quan này. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu thì ông chính là người thuộc hàng vị thứ 7 trong Thập nhị Quan Hoàng thuộc hệ thống Thần linh Tứ Phủ của Việt Nam.
Ngài là một trong 10 vị Quan Hoàng trong Tứ phủ Quan Hoàng được nhân dân ta tôn kính thờ phụng. Hiện nay hầu khắp các đền, điện, phủ trong hệ thống thờ Mẫu đều có ban thờ Ngài.
Còn theo những tài liệu lịch sử thì Ông Hoàng Bảy chính là con của Đức vua cha Bát Hải Động Đình. Tuân lệnh vua cha, ông đã giáng trần vào cuối thời Lê, trở thành con trai thứ 7 trong dòng họ nhà Nguyễn. Ngài có tên húy là Nguyễn Hoàng Bảy và được sắc phong tước hiệu Thượng Đẳng Thần.
Lịch sử Ông Hoàng Bảy - Sự tích Ông Hoàng Bảy
Như đã nói ở trên, có khá nhiều dị bản liên quan đến sự tích Ông Hoàng Bảy, tuy nhiên theo các tài liệu đáng tin thì sự tích Quan Hoàng Bảy được kể lại như sau:
Quan Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà chính là con Đức vua cha Bát Hải Động Đình. Nghe lệnh vua cha, ông hạ phàm và trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn ở cuối thời Lê. Vào thời Lê Cảnh Hưng (1740 - 1786), vùng Bảo Hà và biên cương phía Bắc có giặc Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang cướp bóc, đốt phá, càn quét nhân dân. Triều đình bèn cử viên tướng thứ bảy họ Nguyễn chính là Quan Hoàng Bảy lên trấn thủ vùng Quy Hóa. Danh tướng họ Nguyễn đưa đội quân tiến dọc sông Thao đánh đuổi bọn giặc cỏ, giải phóng Khảu Bàn và xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn, cũng vì lý do này dân gian gọi ông là Quan Hoàng Bảy Bảo Hà. Tướng Nguyễn Hoàng Bảy đánh đâu thắng đó, phá tan thế giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó ông còn có công thống nhất các thổ ty, tù trưởng, thổ hào quanh vùng thành một khối thống nhất. Sau đó ông đã thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai ngày nay). Tại đây ông đã tổ chức các thổ ty, tù trưởng luyện tập… và trấn giữ vùng biên ải nơi Bảo Hà, Lào Cai. Tại đất Bảo Hà, ông thống lĩnh lục thủy, đánh đuổi quân giặc về vùng Vân Nam, sau đó ông chiêu dụ các thổ hào địa phương đón người Dao, người Thổ, người Nùng lên khẩn điền lập ấp. Sau này trong một trận chiến đấu không cân sức, Ông Bảy bị giặc bắt, chúng tra khảo hành hạ dã man, nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, quyết không đầu hàng, cuối cùng, không làm gì được, chúng sát hại ông rồi mang thi thể vứt xuống dòng sông Hồng. Thế nhưng kỳ lạ thay, di quan của ông dọc theo sông Hồng, trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại. Ngoài ra, còn một điều kỳ lạ nữa là khi ông bị giặc sát hại, trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, kết lại thành hình thần mã (ngựa), từ thi thể ông phát ra một đạo hào quang, phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội. Sau này khi hiển linh ông được giao quyền trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà, đến lúc này ông nổi tiếng là một Ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn hết mực hộ quốc an dân, ông luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có nhân có đức, tu dưỡng bản thân để lưu phúc cho con cháu. Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc - Quan Hoàng Bảy Bảo Hà”. Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn, tháng Giêng, hóa Thánh vào hệ thống Thánh Hoàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu. |
Đến đền ông Hoàng Bảy cầu gì?
Đến đền ông Hoàng Bảy để cầu tài, cầu lộc.
Người xưa có câu "Cầu tài ông Bảy, cầu quan ông Mười", có nghĩa là nếu muốn cầu tài lộc thì đến đền ông Hoàng Bảy, còn muốn cầu công danh, quan lộ thì đến cầu đền ông Hoàng Mười. Có lẽ vì lý do này mà từ lâu, đền ông Hoàng Bảy đã nổi tiếng về cầu tài lộc, cầu làm ăn thuận buồm xuôi gió, vạn sự đều được hanh thông, bình an. Đền ông Hoàng Bảy được nhiều du khách thập phương đổ về thắp hương, cầu khấn. Khi đi lễ ở đền này, mọi người chỉ cần có lòng thành tâm, không sân si, không tham vọng phàm tục thì ắt sẽ cầu được như ý.
Thơ về ông Hoàng Bảy
Bài thơ: Thăm đền Hoàng Bảy Bảo Hà
Nhắn ai lên đất Bảo Hà
Thăm đề Hoàng Bảy thực là cảnh tiên
Núi non nghiêng dải đất liền
Cao cao hùng vĩ đầu miền trời nam
Thủa xưa ấy vua sai hoàng trấn thủ
Đất Lào Cai bao phủ non cao
Giang sơn Hoàng Bảy tụ vào
Mán, Mường, Lùng, Thổ, hợp vào một nơi
Dải đất giống lưng rồng uốn lượn
Đến thăm hoàng con vượt gian nan
Băng băng qua núi non ngàn
Đầu non đỉnh núi nơi hoàng ngự vui
Bước tới cổng một đôi sư tử
Canh cửa đền hoàng ngự bên trong
Ung dung con tới ngai rồng
Đúng cảnh tiên bồng có tượng hoàng trên
Con quỳ lạy xin hoàng độ phúc
Cho muôn dân hạnh phúc ấm no
Bách gia trăm họ con phò
Kính quan Hoàng Bảy đức cho muôn đời
vãn cảnh đền ra nơi đầu cổng
Hai bên sân miếu, động, hương hoa
Lầu cô, lầu cậu nguy nga
Con khấn lạy là cô cậu tối linh
Cảnh hữu tình níu chân du khách
Chẳng muốn về xa cách cõi tiên
Nhắn ai tới mảnh đất hiền
Thăm đền Hoàng bảy thiên duyên muôn đời!
Tác giả: Beyeukieu
Bài thơ: Không tựa đề
"Trấn An Hiển Liệt" - Nguyễn tướng quân
Hoàng Bảy phong lưu, "Vệ Quốc Thần"
Đồi Cấm, đền thờ lưu vạn thuở
Bảo Hà, lễ hội hút muôn dân
Ăn chơi phóng khoáng, dầy mưu lược
Chiến đấu ngoan cường, vẹn nghĩa nhân
Vâng Đức vua cha, mà hạ thế
Xá chi lăn lóc chốn phong trần.
Thơ: Sưu tầm
Hình ảnh Ông Hoàng Bảy - Tượng Ông Hoàng Bảy đẹp
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được Ông Hoàng Bảy là ai cũng như sự tích và hình ảnh Ông Hoàng Bảy đẹp rồi. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên truy cập chuyên mục Ngày lễ khác trên VnAsk.com để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
9/7 là ngày gì? Ngày 9 tháng 7 là cung gì?
Thiệp chúc mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đẹp, ý nghĩa nhất
Ngày 7/7 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày 7 tháng 7
Cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 vào giờ nào 2024?
Lễ Phật Đản ngày nào? Đại lễ Phật Đản 2024 là ngày nào?
Ngày 26/6 là ngày gì? Ngày 26 tháng 6 cung gì?
Lời dẫn chương trình Quốc tế thiếu nhi 1-6 và kịch bản
Thơ 30/4 hay, những bài thơ về ngày Giải phóng Miền Nam ngắn
Ngày Sách Việt Nam 2023 là ngày nào? Ý nghĩa ngày Sách Việt Nam