Tuyệt đối không nên uống các loại nước sau vào buổi sáng
Nước rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên uống nước vào buổi sáng có thực sự tốt không? Bài viết dưới đây chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị, bổ ích để có cơ thể tràn đầy sức sống sau khi ngủ dậy.
Uống nước buổi sáng có tốt không?
Nước chiếm tới 70% trong cơ thể, có tác dụng vô cùng quan trọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi ngủ dậy cơ thể bị thiếu hụt 1 lượng nước lớn, vì thế uống 1 cốc nước ấm vafp buổi sáng là cách tốt nhất để cơ thể bắt đầu trở về trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng tốt cho sức khỏe vào buổi sáng sớm. Sau đây VnAsk sẽ tổng hợp cho bạn những loại nước uống không nên sử dụng vào buổi sáng khi mới thức dậy.
1. Nước đá lạnh
Nhiều người có thói quen mở tủ lạnh lấy nước uống vào buổi sáng cho tỉnh táo, tuy nhiên đây lại là loại nước tối kỵ không nên uống vào buổi sáng.
Bởi khi mới ngủ dậy, cơ thể vẫn chưa hoạt động bình thường, nước lạnh hay nước đá sẽ gây co mạch máu của niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng và kích thích tiêu hóa, tăng tốc nhu động đường ruột, thậm chí gây đau bụng nhẹ, hoặc đau dạ dày hay tiêu chảy.
Bạn có biết: Người giảm cân uống bao nhiêu nước là phù hợp?
Nếu bạn uống nước đá kèm với đồ uống ngọt, uống khi đói bụng dễ dẫn đến đau dạ dày. Mặt khác, khi nước đá đi vào họng sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, co thắt đột ngột, giảm huyết dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh, dẫn đến đau họng, giọng nói khàn, dễ sinh ra cảm lạnh và ho, thậm chí viêm thanh quản và viêm phế quản.
Ngoài ra uống nước đá cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng sinh lý của hệ thống sinh sản. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh. Nếu tổn thương tử cung kéo dài cũng có thể gây vô sinh.
Ở đàn ông, uống nước đá quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh trùng, gây các bệnh viêm mũi, viêm họng, thanh quản, phế quản, amidan, cảm lạnh…
2. Nước muối loãng
Nước muối có tác dụng khử trùng, làm sạch cổ họng, tuy nhiên 1 cốc nước muối loãng vào buổi sáng lại cực kỳ nguy hiểm.
Nghiên cứu của các nhà sinh lí học cho rằng khi ngủ con người ta không uống nước, sau đó hít thở, đổ mồ hôi cũng như đang trong quá trình hoạt động tiết niệu, các hoạt động sinh lí này sẽ làm mất nước.
Xem thêm: Cách pha nước muối sinh lý súc miệng theo tỷ lệ chuẩn tại nhà
Buổi sáng thức dậy, máu đã ở trong trạng thái đặc, lúc này nếu uống một lượng nước lọc sẽ nhanh chóng làm loãng máu, bù vào lượng nước bị mất. Nhưng nếu uống nước muối loãng sẽ làm tăng độ mất nước làm khô các bộ phận cơ thể, mạch máu đặc hơn khó lưu thông, khô miệng và tổn thất huyết tương. Uống nước muối vào thời điểm này còn có thể gây ra huyết áp cao gây hại cho cơ thể.
3. Các loại nước ép trái cây
Nước ép trái cây giúp bổ sung khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên cần sử dụng đúng thời điểm và liều lượng. Nếu uống vào sáng sớm mới ngủ dậy thì nó không thực sự tốt cho cơ thể.
Uống nước ép vào buổi sáng sẽ làm tăng cảm giác nặng nề cho đường ruột, không có lợi cho sức khỏe. Sáng sớm ăn đồ lạnh sẽ kích thích dạ dày, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu.
Có thể bạn quan tâm:
4. Nước ngọt có ga
Nước ngọt có ga cũng được liệt vào danh sách các thức uống không được sử dụng vào buổi sáng. Nước có ga ngoài việc không thể cung cấp lượng nước cho cơ thể cần vào buổi sáng thì còn đẩy nhanh tốc độ bài tiết canxi trong quá trình trao đổi chất cũng như khiến cơ thể háo nước hơn, tốt nhất là không nên uống loại nước này vào sáng sớm.
5. Trà để qua đêm
Nhiều người có thói quen pha trà và dự trữ trong bình giữ nhiệt hoặc phích thủy điện, tuy nhiên đây là thói quen không tốt cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia thì trà để quá lâu, amino axit và cacbonhydrat vi lượng trong trà sẽ hình thành chất nuôi dưỡng vi khuẩn, không chỉ có vậy, hàm lượng thành phần dinh dưỡng như polyphenols và vitamin trong trà cũng sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa khi để quá lâu dẫn đến giảm thành phần chống oxy hóa, làm mất giá trị dinh dưỡng của trà. Vì vậy, sau khi thức dậy không nên uống trà pha từ hôm trước.
6. Nước chế biến sẵn
Các loại nước uống được sản xuất công nghiệp như đồ uống có ga, nước hoa quả đóng chai, cà phê pha sẵn, sữa hộp… đều không nên uống sau khi thức dậy. Các loại đồ uống này thường chứa các chất ngọt, chất tạo ga và các loại axit béo không tốt cho cơ thể, vì vậy chúng sẽ làm tăng quá trình bài tiết canxi vào thời điểm mức canxi trong máu thấp (thường vào buổi sáng). Uống các loại đồ uống này dễ dẫn tới tình trạng thiếu canxi và làm cho cơ thể bị mất nước trầm trọng.
7. Mật ong
Thoạt đầu nghe không được uống mật ong vào buổi sáng thì hơi vô lý. Bởi mật ong từ xưa được mệnh danh là thảo dược chống tiêu viêm, lão hóa... rất tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên, uống mật ong vào sáng sớm lại không thật sự tốt. Bởi trong mật ong có chứa lượng lớn fructose và glucose khiến đường huyết tăng cao, làm cơ thể không có cảm giác đói, gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ bữa sáng.
Ngoài ra, Fluctose trong mật ong phải thông qua trao đổi chất để chuyển hóa thành Glucose mới được cơ thể hấp thụ. Do đó, sẽ mất đi tác dụng bài trừ độc tố trong cơ thể của cốc nước đầu tiên vào buổi sáng sớm, ngoài ra chất dinh dưỡng trong mật ong cũng không được hấp thụ một cách hiệu quả.
Trên đây là những kiến thức tổng hợp cực kỳ bổ ích mà bạn cần lưu ý để có cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn sau khi thức dậy. Tuyệt đối không sử dụng 7 loại nước uống trên các bạn nhé, chỉ nên uống 1 cốc nước ấm vào buổi sáng là tốt nhất. VnAsk chúc bạn luôn may mắn, yêu đời và đặc biệt có sức khỏe cường tráng.
Xem thêm
Lá hẹ có tác dụng gì với nam giới, nữ giới và trẻ nhỏ?
Chế độ dinh dưỡng cho người bị giãn tĩnh mạch: Nên ăn gì, kiêng gì?
Cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh gì? Hình ảnh, các loại, cách nhận biết
Nên cho bé ăn dặm lúc mấy tháng tuổi? Ăn dặm có lợi ích gì?
Đến tháng, tới tháng có nên tập thể dục không?
Ăn mít có nóng không? Bà bầu có nên ăn mít không?
Những thực phẩm tốt cho người đau dạ dày (bao tử)
Tác dụng của giá đỗ là gì? Cách nhận biết giá đỗ sạch hay bị ngâm hóa chất thế nào?
Cách uống vitamin E và C kết hợp cùng lúc để đạt hiệu quả