Văn khấn rằm tháng Giêng Thần Tài và cách chuẩn bị lễ cúng

Cập nhật: 28/03/2024

Người Việt Nam từ xưa tới nay vẫn giữ quan niệm cho rằng "lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng". Câu nói này thể hiện rằng ngày rằm tháng Giêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy mọi lễ cúng trong ngày này đều được chuẩn bị vô cùng chu đáo. Và trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn bài văn khấn rằm tháng Giêng Thần Tài cũng như cách chuẩn bị lễ cúng như thế nào chuẩn nhất. Mời bạn cùng tham khảo nhé.

Văn khấn rằm tháng Giêng Thần Tài

1.

Ngoài lễ cúng gia tiên thì lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa ngày rằm tháng Giêng cũng được người Việt rất chú trọng. Để lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa ngày rằm tháng Giêng diễn ra suôn sẻ thì bên cạnh mâm cúng tươm tất, bạn cũng cần chuẩn bị bài văn khấn chuẩn. Dưới đây là bài cúng Thần Tài, Thổ Địa ngày rằm tháng Giêng chuẩn nhất để bạn tham khảo:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

  • Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần
  • Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân
  • Con kính lạy ngài Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần
  • Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền
  • Con kính lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần
  • Con kính lạy Bản xứ Thổ địa Phúc Đức Chính thần
  • Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là:... Ngụ tại:... Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty):... Kinh doanh...

Hôm nay là ngày rằm tháng…. năm…. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị Tôn Thần chứng giám.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.

Con cầu xin các ngài phù hộ cho:...

Nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty...) ngày càng phát triển.

Kính xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy).

>> Xem thêm:

Mâm cúng Thần Tài rằm tháng Giêng

Mâm cỗ cúng Thần Tài rằm tháng Giêng

2.

Lễ cúng rằm tháng Giêng ban Thần Tài cần chuẩn bị những gì? Thực chất lễ cúng Thần Tài ngày rằm tháng Giêng cũng không khác gì lễ cúng vào ngày vía Thần Tài. Tuy nhiên tùy vào hoàn cảnh của từng gia đình mà có thể chuẩn bị đơn giản hơn. Dưới đây là các lễ vật thường có trong mâm cúng Thần Tài ngày rằm tháng Giêng để bạn tham khảo:

  • Nến (hoặc đèn cầy)
  • Hương (nhang)
  • 3 ly nước sạch
  • 3 ly rượu
  • 1 đĩa gạo
  • Tiền vàng mã
  • 1 đĩa muối
  • 1 bao thuốc lá
  • Bộ tam sên: Thịt lợn luộc, 3 quả trứng gà luộc, 3 con tôm (hấp hoặc chiên).
  • 1 bình hoa tươi
  • Bánh kẹo
  • 1 đĩa đựng 1 quả cau và 1 lá trầu
  • 1 đĩa xôi...

Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, gia chủ ăn mặc chỉnh tề, rót trà, rượu, nước, thắp 1 hoặc 5 nén nhang, có thể châm thêm 2 điếu thuốc lá rồi tiến hành đọc văn khấn. Gia chủ không cần đọc quá lớn, chỉ cần đọc rõ và đủ nghe là được.

Sau khi nhang cháy hết, gia chủ có thể xin phép để hóa vàng và kết thúc lễ cúng.

Mâm cúng Thần Tài rằm tháng Giêng

Trên đây là bài văn khấn rằm tháng Giêng Thần Tài và cách chuẩn bị lễ cúng chuẩn nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.