Ngày vía Thần Tài là ngày nào? Ý nghĩa ngày vía Thần Tài năm 2024
Ngày vía Thần Tài là một ngày khá đặc biệt trong dịp đầu năm mới và được rất nhiều người trong giới kinh doanh mong chờ. Vậy ngày vía Thần Tài là ngày nào? Có ý nghĩa gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Ngày vía Thần Tài là ngày nào?
Ngày vía Thần Tài được coi là ngày quan trọng nhất trong năm với những người làm kinh doanh. Theo Âm lịch của người Việt thì ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Trong ngày vía Thần Tài, bên cạnh việc sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài thì hoạt động mua vàng cầu may cũng diễn ra rất sôi động, thu hút được sự chú ý của những người trong giới kinh doanh, làm ăn buôn bán... Bởi theo quan niệm dân gian, mua vàng vào ngày vía Thần Tài là một cách cầu mong may mắn, thuận lợi đối với việc làm ăn trong năm mới.
>>> Xem thêm: Giá vàng hôm nay tăng hay giảm? Cập nhật giá vàng trực tuyến hôm nay vàng SJC, DOJI, PNJ
Bên cạnh ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng thì thực ra dân kinh doanh vẫn thường cúng Thần Tài hằng tháng thậm chí hằng ngày. Tuy nhiên, ngày 10 tháng Giêng vẫn luôn được cho là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất trong năm.
Ngày vía Thần Tài 2024 vào thứ mấy?
Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hằng năm, và vào năm nay, ngày Thần Tài năm 2024 rơi vào ngày thứ Hai, ngày 19 tháng 02 năm 2024 tính theo Dương lịch. Vào ngày này, nhu cầu mua vàng sẽ tăng mạnh, do đó, các bạn cần có sự chuẩn bị để không phải chờ đợi lâu.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn giờ đẹp mua vàng ngày vía Thần Tài để tăng vượng khí, may mắn nhé. Bạn cũng cần chuẩn bị những mâm lễ vật cùng bài văn khấn cúng Thần Tài thật chỉn chu và tươm tất, tỏ được lòng thành kính với Thần. Chi tiết về cách thức cúng Thần Tài, bạn có thể tham khảo những bài viết dưới đây của VnAsk nhé!
>>> Tham khảo thêm:
Nguồn gốc, sự tích và ý nghĩa ngày vía Thần Tài
Nguồn gốc và sự tích ngày vía Thần Tài
Mặc dù ngày vía Thần Tài là một ngày rất quan trọng trong dịp đầu năm mới nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này.
Theo đó, ngày vía Thần Tài có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập về Việt Nam từ khoảng đầu thế kỷ 20. Sở dĩ ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch được chọn là ngày vía Thần Tài xuất phát từ một sự tích đã lưu truyền từ lâu. Sự tích kể rằng:
Dưới trần gian xưa kia không có Thần Tài, vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc, bởi Thần chỉ sống trên trời. Tuy nhiên, trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì. Có kẻ đi qua thấy một người ăn mặc như diễn tuồng thì lấy làm lạ, tưởng người này bị điên liền lột sạch tư trang của Thần đem bán.
Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người, đầu lại va vào đá nên không nhớ mình là ai, đành đi lang thang xin ăn khắp nơi. Vừa may có cửa hàng nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì thương tình mời vào. Kỳ lạ thay, từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách ăn khác cũng đột nhiên kéo đến nườm nượp, người bán hàng thấy vậy rất vui nên ngày nào cũng mời Thần Tài đến hàng nhà mình. Lâu dần, quán hàng xung quanh đều vắng hoe, chỉ có quán này lúc nào cũng đông như trẩy hội.
Tuy nhiên, qua một thời gian, người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì, người ngợm thì bẩn thỉu, chỉ suốt ngày ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc trông rất không lịch sự. Nghĩ Thần Tài vừa ăn tốn của vừa làm khách khác sợ không dám đến, nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi.
Quán đối diện thấy vậy thì liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay, Thần vừa vào thì khách lại ùn ùn kéo sang quán này ăn rất đông. Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình, từ đó cũng sinh ra câu "Thần Tài gõ cửa".
Người dân khu vực quanh đó thấy Thần không có quần áo mặc nên dẫn đi mua quần áo, vô tình họ lại đến đúng cửa hàng nơi quần áo Thần bị bán. Sau khi mặc lại quần áo mũ nón vào thì Thần Tài nhớ ra mọi chuyện liền vội vã bay về trời. Người dân vùng đó rất tiếc nuối cũng như biết ơn Thần liền xem Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ phụng. Từ đó, để tưởng nhớ Thần Tài, mọi người chọn ngày Thần Tài bay về trời là ngày vía Thần Tài, tức ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch.
>>> Xem thêm: Bài văn khấn Thần Tài ngày 10 tháng Giêng chuẩn nhất
Ý nghĩa ngày vía Thần Tài
Qua sự tích trên, chúng ta có thể cảm nhận được phần nào ý nghĩa quan trọng của ngày vía Thần Tài với những người làm ăn, kinh doanh. Đây không chỉ là dịp để những người làm ăn, buôn bán bày tỏ lòng thành kính vì Thần đã phù hộ cả 1 năm qua mà còn là ngày mong "đổi vía", "lấy vía", tức là xin cái may mắn của Thần Tài để phù hộ cho gia chủ 1 năm làm ăn sung túc.
Theo tín ngưỡng dân gian, cứ vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hằng năm, người người nhà nhà lại nô nức đi sắm lễ vật cúng Thần Tài để xin làm ăn thuận lợi, phát đạt trong năm mới. Ngoài ra, việc mua vàng cũng là một phong tục không thể thiếu trong ngày này, bởi vàng là tượng trưng cho giàu sang và phú quý. Người ta tin rằng nếu mua vàng trong ngày vía Thần Tài rồi cất vàng trong két, trong ví hay để ở những nơi gần gũi với gia chủ sẽ mang lại may mắn, tài lộc cho cả năm đó.
>>> Xem thêm: Ngày vía Thần Tài cúng gì? Lễ vật cúng ngày vía Thần Tài gồm những gì?
Nên làm gì ngày vía Thần Tài để may mắn
Để nhận được nhiều may mắn, tốt lành, tài lộc vào ngày vía Thần Tài, gia chủ có thể tham khảo một số hoạt động cần làm như sau:
Lau dọn bàn thờ
Bàn thờ nói chung và bàn thờ Thần Tài nói riêng là nơi rất thiêng liêng, quan trọng, là "cầu nối" thế giới tâm linh và con người. Vậy nên nếu muốn có nhiều tài lộc, may mắn trong năm thì trước tiên, bạn cần chú trọng tới khu vực này, hãy dọn dẹp bàn thờ Thần Tài sạch sẽ, đặc biệt trước ngày mùng 10 tháng Giêng nhằm thể hiện tấm lòng thành kính của mình nhé.
Cúng vía Thần Tài
Ngoài ra, để nhận được lộc của Thần Tài, bạn cũng cần thực hiện lễ cúng vía Thần Tài vào ngày đặc biệt này. Tùy theo phong tục của địa phương, bạn cần chuẩn bị mâm cúng với các lễ vật phù hợp. Mâm cúng có thể to hoặc nhỏ nhưng thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ, tránh chuẩn bị quá sơ sài. Ngoài ra khi chuẩn bị mâm cúng Thần Tài, bạn cũng cần lưu ý không nên dùng hoa quả giả, đồng thời cần ăn mặc gọn gàng, trang nghiêm khi cúng lễ.
Mua vàng, bạc hay vật phẩm phong thủy
Rất nhiều người lựa chọn mua vàng để "lấy may" vào ngày vía Thần Tài. Tuy nhiên nếu điều kiện không cho phép bạn sắm vàng thì bạn có thể lựa chọn mua bạc hoặc các món đồ phong thủy, mèo Thần Tài đều được. Đây đều là những vật phẩm phong thủy có ý nghĩa tốt lành, giúp đem lại may mắn cho người dùng.
Gửi tiết kiệm ngân hàng
Gửi tiền tiết kiệm cũng là một trong những việc nên làm vào ngày vía Thần Tài để đem đến may mắn, tốt lành. Việc làm này mang ý nghĩa giúp "tiền đẻ ra tiền" để tài sản sinh sôi, nảy nở.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết được ngày vía Thần Tài là ngày nào cũng như nguồn gốc, ý nghĩa ngày vía Thần Tài là gì rồi phải không? Để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác, bạn đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Quà Tết của nhé! Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau.
Xem thêm
Hoa hồng tặng Valentine, 8/3 có ý nghĩa gì? Những mẫu hoa hồng Valentine, 8/3 đẹp cho người ấy
Truyện ngắn 20-11 về thầy cô hay, ý nghĩa đăng báo tường
Stt hay về lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ rằm tháng 7
Cúng đầy tháng cho bé như thế nào? Cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai & bé gái
Bài cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu 2025
Cúng khai trương quay mặt hướng nào tốt?
Cúng Thần Tài mùng 10 vào giờ nào tốt nhất năm 2024?
Những câu nói hay về ngày Quốc tế Hạnh phúc
Tổng hợp các câu đố về bánh chưng ngày Tết