Cách cúng rằm tháng Giêng năm 2024 tại nhà đúng thủ tục
Rằm tháng Giêng (hay Tết Nguyên Tiêu) là ngày rằm quan trọng bậc nhất trong năm. Vậy, cúng rằm tháng Giêng năm 2024 tại nhà như thế nào là chuẩn nhất? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Nên cúng rằm tháng Giêng 2024 vào ngày nào?
Rằm tháng Giêng (hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu) là ngày rằm đầu tiên trong năm mới theo lịch Âm của người Việt Nam. Tết Nguyên Tiêu thường được bắt đầu từ đêm 14 (đêm trước trăng rằm) cho đến hết ngày 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng theo Âm lịch.
Rằm tháng Giêng được coi là ngày rằm quan trọng bậc nhất của người Việt Nam, cùng với rằm tháng 7 (lễ Vu Lan) và rằm tháng 8 (Tết Trung Thu). Theo quan niệm của người Việt xưa, "đầu xuôi thì đuôi lọt", vì vậy, trong ngày rằm đầu tiên của năm, người ta thường tổ chức nghi lễ thờ cúng rất long trọng, đi chùa thắp hương... để cầu mong có một năm suôn sẻ, thuận hòa, vạn sự như ý. Nghi thức cúng rằm tháng Giêng cũng vì vậy mà được rất nhiều người quan tâm.
Nhiều người thường băn khoăn không biết nên cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào, có được cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay không. Theo các chuyên gia tâm linh, lễ cúng rằm tháng Giêng thường được các gia đình tiến hành vào chính rằm, tức ngày 15 tháng Giêng Âm lịch. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều gia đình bận rộn, không thể tổ chức cúng rằm đúng ngày thì thường sẽ làm sớm hơn vào ngày 14 Âm lịch của tháng Giêng. Thời gian cúng có thể là từ sáng sớm ngày 14 đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng Âm lịch.
Tuy nhiên, các gia đình nên lưu ý là chỉ được cúng sớm 1 ngày tức là cúng vào ngày 14, nếu cúng quá sớm hoặc quá muộn (sau 19h ngày rằm tháng Giêng) thì sẽ mất linh. Nếu có thể cúng vào giờ chính Ngọ (11 - 13h trưa) thì càng tốt.
>>> Xem thêm: Cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào thì tốt? Giờ đẹp cúng rằm tháng Giêng 2024
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cần có những gì?
Theo đúng cách cúng rằm tháng Giêng của ông cha ta từ bao đời nay, mâm lễ cúng rằm tháng Giêng thường bao gồm những thứ sau:
- Rượu
- Nước
- Trầu cau
- Đèn cầy (hoặc thay thế bằng nến)
- Vàng mã
- Nhang
- Bánh kẹo
- Trái cây
- Bình hoa tươi
Ngoài ra, mỗi gia đình thường dâng thêm một mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay để cúng thần linh, gia tiên và Phật. Thông thường, cỗ chay thường dùng để lễ Phật, lễ mặn thường dùng cúng thần linh, gia tiên. Tuy nhiên, cũng có gia đình thích sử dụng cỗ chay thì thường cúng cả cỗ chay cho thần linh và gia tiên luôn.
>>> Xem chi tiết: Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn? Gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng
Một mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng 2024 theo kiểu truyền thống của người Việt Nam thường có:
- 1 bát canh măng ninh xương heo
- 1 bát canh bóng
- 1 bát miến
- 1 bát canh mọc
- 1 đĩa thịt gà luộc
- 1 đĩa giò hoặc nem
- 1 đĩa nem thính hoặc giò xào
- 1 đĩa hành muối
- 1 đĩa bánh chưng
- 1 bát nước chấm
Tuy nhiên, những món ăn này cũng không phải là bắt buộc, nên tùy theo khẩu vị cũng như điều kiện của từng gia đình mà tăng giảm, thay đổi sao cho hợp lý. Sau khi đã chuẩn bị xong mâm lễ cúng rằm tháng Giêng thì gia chủ có thể tiến hành các nghi thức cúng rằm tháng 1 Âm lịch theo hướng dẫn dưới đây!
Nghi lễ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất
Cúng rằm tháng Giêng như thế nào? Trước khi thực nghi lễ cúng rằng tháng Giêng 2024 tại nhà, gia chủ cần phải tắm rửa chay sạch, ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm. Sau đó, gia chủ đốt một vài nén hương (lưu ý chỉ thắp số lẻ vì số lẻ tượng trưng cho phần âm), thắp ở mỗi bát hương từ 1 đến 3 nén hương rồi thành tâm đọc bài văn khấn rằm tháng Giêng, văn khấn Tết Nguyên Tiêu dưới đây.
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại. Tín chủ (chúng) con là:... Ngụ tại:.. Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, gặp tiết Nguyên Tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. |
Khấn xong, gia chủ vái ba vái rồi chờ cho đến khi hương cháy hết thì đem vàng mã đi hóa.
Trên đây là cách cúng rằm tháng Giêng 2024 tại nhà đúng nghi lễ, thủ tục mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng những thông tin của VnAsk sẽ giúp ích cho các gia đình trong dịp lễ đầu năm mới Âm lịch này. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau của .
Xem thêm
26/10 là ngày gì, cung gì? 26/10 là thứ mấy, tốt hay xấu?
Ngày 5/5 dương lịch là ngày gì? Thuộc cung gì?
Viếng chùa online là gì? Đi chùa trực tuyến: Nên hay không?
10 điều cấm kỵ trong ngày lễ Thanh minh
Ngày Trái Đất là ngày gì? Ngày Trái Đất 2022 là ngày nào?
Cách làm bánh trôi, bánh chay đơn giản nhất cho Tết Hàn Thực
Hình ảnh ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 đẹp, ý nghĩa, vui tươi
Câu hỏi về ngày 22-12 có đáp án
Lễ Phật Đản ngày nào? Đại lễ Phật Đản 2024 là ngày nào?