TOPIK là gì? Thi TOPIK là gì? Đi thi TOPIK cần mang gì?
TOPIK là gì? Kỳ thi TOPIK diễn ra lúc nào, cần chuẩn bị gì? Nếu bạn đang cần tìm hiểu những thông tin xoay quanh kỳ thi này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
TOPIK là gì? Thi TOPIK là gì?
Hiện nay, tiếng Hàn đang là một môn ngoại ngữ thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia học, số lượng đông đảo không kém gì tiếng Anh. Khi đã học bất kỳ ngôn ngữ nào thì chắc chắn, mục tiêu mà đa số mọi người nhắm đến luôn là lấy được chứng chỉ để có thể sử dụng trong công việc, học tập. Vậy thì chắc chắn, những người đã và đang tìm hiểu về bộ môn tiếng Hàn không thể không quan tâm đến kỳ thi TOPIK rồi. Vậy thi TOPIK là gì?
TOPIK (Test of Proficiency in Korean) là kỳ thi năng lực tiếng Hàn, được tổ chức bởi Viện giáo dục quốc tế Quốc gia Hàn Quốc. Kỳ thi này được tổ chức nhằm mục đích cấp chứng chỉ TOPIK, một chứng chỉ dùng để đánh giá trình độ tiếng Hàn về nghe, đọc, viết của người nước ngoài cũng như kiều bào Hàn Quốc học tiếng Hàn. Kỳ thi này không áp dụng đối với người bản xứ.
Chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK là một chứng chỉ rất quan trọng để đánh giá trình độ tiếng Hàn cũng như năng lực của bạn. Bằng TOPIK là một giấy tờ không thể thiếu với những trường hợp xin việc, xin visa, học tập hay xin học bổng du học ở Hàn Quốc. Hiện nay có rất nhiều các công ty Hàn Quốc lớn tại Việt Nam coi bằng TOPIK là điều kiện tiên quyết để tuyển dụng cũng như xem xét thăng chức cho nhân viên.
Những điều cần biết về chứng chỉ và đề thi TOPIK
Chứng chỉ TOPIK được chia làm 6 cấp (1 - 6), phân ra thành sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Bắt đầu từ kỳ thi TOPIK lần thứ 35 (7/2014) thì hệ thống này đã được phân chia lại thành: TOPIK I (trình độ sơ cấp tiếng Hàn) và TOPIK II (trình độ trung cấp và tiếng Hàn cao cấp).
TOPIK I bao gồm 2 cấp độ:
- TOPIK I - cấp độ 1 (TOPIK 1): Nhận biết mặt chữ và cách chào hỏi cơ bản.
- TOPIK I - cấp độ 2 (TOPIK 2): Giao tiếp cơ bản về cuộc sống hàng ngày.
TOPIK II bao gồm 4 cấp độ:
- TOPIK II - cấp độ 3 (TOPIK 3): Giao tiếp thành thạo.
- TOPIK II - cấp độ 4 (TOPIK 4): Giao tiếp tốt, đọc và viết thành thạo. Đây là mức chứng chỉ cần để học chuyên ngành tại trường Đại học Hàn Quốc.
- TOPIK II - cấp độ 5 (TOPIK 5): Nói thành thạo và ngữ điệu như người Hàn Quốc.
- TOPIK II - cấp độ 6 (TOPIK 6): Am hiểu về ngôn ngữ Hàn Quốc. Chứng chỉ này rất khó và có ít người nhận được.
Chứng chỉ TOPIK phụ thuộc vào bài thi mà bạn đã làm. TOPIK I cấp độ 1, 2 có chung đề thi. TOPIK II cấp độ 3, 4, 5, 6 có chung đề thi. Cách tính điểm như sau:
Cấp độ | Thang điểm | Điểm tối đa | |
TOPIK I | 1 | 80 - 139 điểm | 200 điểm |
2 | > 140 điểm | ||
TOPIK II | 3 | 120 - 149 điểm | 300 điểm |
4 | 150 - 189 điểm | ||
5 | 190 - 229 điểm | ||
6 | > 230 điểm |
Với TOPIK I, thí sinh tham gia 2 môn thi là nghe và đọc hiểu trong thời gian 100 phút. Với TOPIK II, thí sinh sẽ tham gia 3 môn thi là nghe, viết và đọc hiểu trong 180 phút. Đề thi viết của TOPIK II thường có 4 câu, trong đó:
- Câu 1, 2: Điền cụm từ hay câu văn thích hợp vào chỗ trống.
- Câu 3, 4: Viết bài luận.
Cụ thể hơn, cấu trúc đề thi TOPIK các cấp độ như sau:
Thi nghe | Thi viết | Thi đọc | Tổng cộng | |
TOPIK I | 30 câu | X | 40 câu | 70 câu |
TOPIK II | 50 câu | 4 câu | 50 câu | 104 câu |
Địa điểm, thời gian thi TOPIK
Tại Việt Nam hiện nay, các kỳ thi TOPIK được tổ chức khá nhiều lần trong năm giúp các thí sinh có nhiều cơ hội sở hữu chứng chỉ hơn. Cụ thể, địa điểm và thời gian thi chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK tại Việt Nam như sau:
Địa điểm thi chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK
Tại Hà Nội: Trường Hàn Quốc Hà Nội.
Địa chỉ: Đường Lê Đức Thọ kéo dài, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy.
Tại Hồ Chí Minh:
Trung tâm Ngôn ngữ tiếng Hàn TP.HCM.
Địa chỉ: 47 Nguyễn Cư Trinh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Địa chỉ: 215 Điện Biên Phủ, Phường 15, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
Tại Đà Nẵng: Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
Địa chỉ: 131 Lương Nhữ Hộc, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Tại Huế: Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế.
Địa chỉ: 57 Nguyễn Khoa Chiêm, Huế.
Thời gian thi chứng chỉ TOPIK
Kỳ thi chứng chỉ TOPIK chỉ diễn ra trong một số khoảng thời gian nhất định trong năm nên bạn phải chú ý nắm rõ để không bỏ lỡ lịch thi. Trước mỗi kỳ thi các học viên muốn tham dự sẽ phải đăng ký online trước (có 2 tuần để đăng ký). Cụ thể, tại Việt Nam, kỳ thi bằng TOPIK tiếng Hàn thường diễn ra 5 lần/năm vào các tháng: 4, 5, 7, 10, 11.
Kinh nghiệm thi TOPIK
Nếu như bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi TOPIK hoặc đang tìm hiểu về kỳ thi này thì bạn nên lưu ý, "bỏ túi" một số kinh nghiệm sau.
Hồ sơ đăng ký và lệ phí thi
Hồ sơ đăng ký thi TOPIK gồm:
- Đơn đăng ký đã điền đủ thông tin.
- Giấy CMND gốc và một bản photo hoặc giấy tờ có đủ thông tin cá nhân (có đủ họ tên và ảnh thẻ).
- 2 ảnh thẻ (3*4 cm).
Lệ phí thi TOPIK tại Việt Nam
- Lệ phí thi TOPIK I: 250.000 VNĐ.
- Lệ phí thi TOPIK II: 350.000 VNĐ.
Cách tra điểm thi
Sau khi kết thúc buổi thi, bạn có thể tra điểm TOPIK của mình bằng cách truy cập vào trang web: http://www.TOPIK.go.kr/ và làm theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Download và cài đặt ứng dụng AnySign_installer. Đây là phần mềm bắt buộc phải tải về để có thể tra được điểm thi TOPIK.
- Bước 2: Sau khi cài đặt xong thì ấn F5 để load lại bài viết.
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin về kỳ dự thi, số báo danh, ngày tháng năm sinh của bạn để tra được điểm TOPIK.
Lưu ý:
- Chứng chỉ TOPIK chỉ có giá trị trong vòng 2 năm.
- Kể từ kỳ thi TOPIK lần thứ 63 các bạn hoàn toàn có thể tự in bảng điểm trên trang kết quả bài thi của mình.
- TOPIK I và TOPIK II đều được thi trong cùng 1 ngày.
- Khi đăng ký hồ sơ dự thi phải viết thông tin cá nhân thật chính xác, tải file ảnh gốc đúng yêu cầu, khi đi dự thi và đóng tiền lệ phí phải mang theo giấy tờ tùy thân (chứng minh thư và hộ chiếu bản gốc).
- Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký 1 hồ sơ dự thi TOPIK I và 1 hồ sơ dự thi TOPIK II.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ kỳ thi TOPIK là gì cũng như cần chuẩn bị gì để tham gia kỳ thi này. Chúc bạn học tập vui vẻ và đạt kết quả cao, nhận được chứng chỉ mà mình mơ ước. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các kỳ thi ngoại ngữ, thi kiểm tra, đánh giá năng lực quốc tế khác tại . Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau của chúng tôi!
>> Tham khảo thêm:
- SAT là gì? Thi SAT là gì? Điểm SAT là gì? Thi SAT để làm gì?
- TOEIC là gì? TOEIC khác gì IELTS? Có bằng TOEIC làm được gì?
- IELTS là gì? Bằng IELTS có tác dụng gì?
- Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên 2021
- Bảng chữ cái tiếng Trung full cho người mới học đầy đủ nhất
- Bảng chữ cái tiếng Nhật đầy đủ, chuẩn, cơ bản cho người mới học
Xem thêm
Homie là gì? Homie nghĩa là gì trên Facebook vậy?
Mưa sao băng là gì? Mưa sao băng hôm nay lúc mấy giờ?
Học sinh tiên tiến là gì? Học sinh tiên tiến có được giấy khen không?
Giờ UTC là gì? Cách đổi giờ UTC sang giờ Việt Nam chính xác nhất
Bisexual nghĩa là gì? Cờ biểu tượng và bisexual quotes hay nhất
Paparazzi là gì? Làm paparazzi là làm gì?
No backpack day là gì? Anti backpack day là gì?
Sku là gì? Cách đặt mã Sku sản phẩm đơn giản, dễ nhớ
Con nưa là con gì, có thật không? Hình ảnh con nưa