Ý nghĩa thứ Năm Tuần Thánh - Chầu Thánh Thể thứ Năm Tuần Thánh
Thứ Năm Tuần Thánh có ý nghĩa như thế nào trong Công giáo? Các nghi thức Chầu Thánh Thể thứ Năm Tuần Thánh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
>> Xem thêm: Các ngày lễ trọng trong năm của người Công giáo
Thứ Năm Tuần Thánh là gì? Ý nghĩa thứ Năm Tuần Thánh?
Bữa Tiệc Ly - Bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giêsu
Theo lịch Công giáo, thứ 5 Tuần Thánh (thứ Năm Rửa Chân) là ngày lễ nằm trong Tuần Thánh - chuỗi 7 ngày cuối cùng của Mùa Chay trước Lễ Phục sinh.
Thứ Năm Tuần Thánh là dịp để kỷ niệm bốn sự kiện: Việc rửa chân cho môn đệ của Chúa Giêsu, Bí tích Thánh Thể được Chúa Giêsu thiết lập tại Bữa Tiệc Ly, sự đau khổ của Chúa Giêsu (Jesus) trong vườn Ghếtsêmani (Gethsemane) và sự phản bội của Giuđa Ítcariốt (Judas Iscariot). Đây cũng là thời gian Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Truyền chức Thánh.
Tâm điểm của cuộc tưởng niệm thứ Năm Tuần Thánh chính là nghi thức tưởng nhớ Bữa Tiệc Ly trong Thánh lễ. Sự kiện này được cử hành trong mỗi Thánh lễ như một phần của phụng vụ Thánh Thể và những nghi thức ấy được đặc biệt nhắc lại trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
Thứ Năm Tuần Thánh năm nay rơi vào thứ Năm, ngày 28 tháng 3 Dương lịch, tức 19 tháng 2 năm Giáp Thìn theo Âm lịch.
Nghi thức thứ Năm Tuần Thánh
Nghi thức Rửa Chân
Nghi thức thứ Năm Tuần Thánh sẽ được cử hành theo thứ tự sau:
Lễ Truyền Dầu
Sáng ngày thứ 5 Tuần Thánh, tại nhà thờ Chánh tòa của mỗi giáo phận, Đức giám mục và các Linh mục sẽ họp mặt để cùng cử hành Lễ Truyền Phép Dầu (hay Lễ Truyền Dầu). Đức giám mục sẽ làm phép ba thứ Dầu Thánh (thường là dầu olive) để dùng trong các Lễ Truyền chức Thánh trong khi ban Bí tích Thêm sức, Bí tích Rửa tội, và Bí tích Xức dầu bệnh nhân.
Lễ này được cử hành để tưởng niệm việc Chúa lập bí tích Truyền chức Thánh, tấn phong một số người được tuyển chọn lên làm Linh mục, ban cho các ngài quyền hành động nhân danh Chúa. Cũng trong Thánh lễ long trọng này, Đức giám mục và các Linh mục sẽ cùng nhau lặp lại những lời mà các ngài tuyên hứa ngày thụ phong để tự nhắc nhở bản thân có ý thức về bổn phận phải thi hành của mình.
Thánh lễ Tiệc Ly
Thánh lễ Tiệc Ly được cử hành tại nhà thờ chính của Giáo xứ, giờ cử hành là buổi chiều để thuận tiện cho giáo dân có thể đến đông đủ hơn.
Quy trình cử hành Thánh lễ Tiệc Ly:
Nghi thức đầu lễ
1. Dẫn nhập lễ
Lời dẫn: Lễ Tiệc Ly mà chúng ta long trọng cử hành hôm nay cũng được gọi là Lễ Tình Yêu. Vì trong lễ này chúng ta tưởng niệm việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể, chức Linh mục và công bố Giới Luật Yêu Thương.
Trong đó, Chúa Giêsu đã thực hiện một nghĩa cử hết sức yêu thương: Ngài đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Qua việc rửa chân cho các môn đệ. Chúa đã mở ra con đường tình yêu cho tất cả chúng ta. Hơn nữa, qua việc lập Bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu trao ban chính Mình Máu Thánh Ngài cho nhân loại, để làm lương thực nuôi sống chúng ta trên đường dương thế.
Xin cho mỗi chúng ta biết lấy tình yêu đáp lại tình yêu, qua đời sống bác ái, yêu thương tha nhân.
Kính mời cộng đoàn đứng hát ca nhập lễ.
2. Hát ca nhập lễ
3. Hát Kinh Thương Xót
4. Hát Kinh Vinh Danh
Lời dẫn: Bây giờ chủ tế xướng Kinh Vinh danh, chuông trống reo vui ca mừng Chúa.
(Rung chuông khi hát Kinh Vinh Danh).
5. Lời nguyện nhập lễ
Phụng vụ Lời Chúa
6. Bài đọc I: Xh 12, 1-8, 11-14.
7. Hát Đáp ca: Tv 115, 12-13.15-16c.15-18
8. Bài Đọc II: 1Cr 11, 23-26.
9. Hát Câu Xướng Trước Tin Mừng: Ga 13, 34 (hát).
10. Bài Tin Mừng và bài giảng: Ga 13,1-15.
Nghi thức Rửa Chân
Nghi thức Rửa Chân trong Thánh lễ Tiệc Ly cử hành ngày thứ Năm Tuần Thánh mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc và tốt đẹp, là truyền thống kỷ niệm trong nhiều giáo hội Kitô giáo. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết này: Lịch sử, ý nghĩa Lễ Rửa Chân trong Thánh lễ Tiệc Ly
11. Dẫn ý nghi thức
Lời dẫn: Giờ đây chủ tế sẽ rửa chân cho 12 người, với ý chỉ 12 tông đồ. Nghi thức này nhắc lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly và lời Chúa dạy chúng ta: “Nếu Thầy mà còn phải rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,14). Xin mời cộng đoàn cùng hát ca tiền xướng.
12. Ca tiền xướng: Ga 13.
(Trong lúc cộng đoàn ca tiền xướng, người giúp lễ hỗ trợ Linh mục đến từng người đã được chọn, đổ nước lên chân họ và lau sạch).
13. Lời nguyện tín hữu
(Sau khi thực hiện nghi thức Rửa Chân, người giúp lễ hỗ trợ Linh mục mặc lại áo lễ. Linh mục không đọc Kinh Tin Kính, trở lại ghế và đọc lời nguyện tín hữu).
Phụng vụ Thánh Thể
14. Dẫn ý dâng lễ
Lời dẫn: Chúa Kitô đã nêu gương đức ái cho chúng ta. Chúng ta cũng phải dâng lên Chúa những lễ vật của đức mến. Giờ đây mời cộng đoàn hiệp ý với (…) đại diện chúng ta dâng tiến lễ vật hôm nay.
15. Ca dâng lễ (hát)
16. Lời nguyện tiến lễ
17. Kinh tiền tụng
18. Ca hiệp lễ (hát)
19. Cám ơn sau hiệp lễ
20. Lời nguyện hiệp lễ
Nghi thức Kiệu Thánh Thể sang bàn thờ phụ
21. Dẫn ý nghi thức Kiệu Thánh Thể
Lời dẫn: Giờ đây chúng ta cử hành nghi thức Kiệu Thánh Thể. Đây là cuộc kiệu khải hoàn. Cuộc kiệu đưa chúng ta đến một nơi tạm nghỉ, không phải là đến phần mộ của Đức Kitô. Thứ Năm Tuần Thánh không phải là đêm canh thức lễ an táng, nhưng là cuộc triều bái Chúa Kitô hằng sống. Đêm nay, chúng ta không nên để Chúa Kitô chịu khổ nạn một mình. Đêm nay cũng như ngày mai, chúng ta hãy tiếp tục hầu chuyện với Chúa.
Thứ tự đi kiệu Thánh Thể: Thánh giá đèn hầu, các người giúp lễ, các em tung hoa, phương du Thánh Thể.
(Thứ tự đi kiệu như sau: Đi đầu là người cầm Thánh giá có hai người cầm đèn nến hai bên, sau đó đến người cầm bình hương, các người giúp lễ, các em tung hoa, cuối cùng là chủ tế cầm bình thánh trong phương du Thánh Thể).
22. Kiệu Thánh Thể sang bàn thờ phụ
(Khi đoàn kiệu bắt đầu tiến về bàn thờ phụ thì cộng đoàn hát: Giáo dân hân hoan).
23. Thờ lạy Thánh Thể
(Cộng đoàn hát: Đây nhiệm tích. Trong lúc này Linh mục đặt bình thánh trên bàn thờ, bỏ hương, rồi quỳ gối xông hương, cuối cùng thì khóa cửa nhà tạm lại. Sau khi thinh lặng thờ lạy trong vài phút, Linh mục và đoàn đi kiệu bái quỳ rồi trở vào phòng thánh.
Sau đó, Linh mục lột khăn bàn thờ, và nếu có thể thì cất các Thánh giá, nếu còn Thánh giá nào thì nên phủ lại bằng khăn).
Nghi thức Chầu Thánh Thể
Sau Thánh lễ sẽ có lễ nghi long trọng rước Mình Thánh Chúa vào một nơi trang trọng để toàn thể cộng đoàn đến tôn kính và cầu nguyện cho đến nửa đêm, gọi là nghi thức Chầu Thánh Thể. Việc Chầu Thánh Thể sẽ kéo dài cho tới nửa đêm, sau đó có thể tiếp tục chầu riêng cho tới lễ nghi ngày hôm sau.
>> Đọc thêm: Ý nghĩa Lễ Tiệc Ly? Thánh Lễ Tiệc Ly trực tuyến khi nào?
Chầu Thánh Thể tối thứ Năm Tuần Thánh
Chầu Thánh Thể tối thứ Năm Tuần Thánh
Chầu Thánh Thể là một truyền thống tốt đẹp nhằm bày tỏ lòng cung kính, tôn thờ và sùng mộ của tín hữu Kitô dành cho Chúa, Đấng đã hiến mình làm Hy Tế cứu chuộc nhân loại. Trong nghi thức này, Mình Thánh Chúa Giêsu sẽ được đưa ra khỏi nhà tạm hoặc nơi cất giữ để các tín hữu nhìn trực tiếp và tôn thờ.
Thông thường Mình Thánh Chúa Giêsu phải được đặt trong một vật gọi là mặt nhật hoặc hào quang, tránh sự tiếp xúc bằng tay.
Nghi thức Chầu Thánh Thể tối thứ Năm Tuần Thánh
1. Mở đầu
Chủ sự làm dấu: Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.
>> Cộng đoàn: Amen.
Kính mời cộng đoàn ngồi.
2. Suy niệm
Các bài suy niệm
Kính mời cộng đoàn đứng.
Đọc 1Cr 11, 23-26
(Hát: Trước Thánh thể: TCCĐ 207, phiên khúc 1,2).
3. Lời nguyện
(Có 3 lời nguyện, sau mỗi lời nguyện cộng đoàn hát câu đáp).
Lời nguyện 1: Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con xin dâng lên Chúa Hội Thánh là hiền thê của Chúa. Xin Chúa ban cho hết mọi thành phần con cái Chúa, đặc biệt cho Đức Thánh Cha Phanxicô, các giám mục, linh mục luôn trung thành với giáo huấn của Giáo Hội, và biết lấy đời sống hy sinh, phục vụ để làm sáng danh Chúa.
>> Cộng đoàn đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Lời nguyện 2: Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con xin dâng lên Chúa vũ trụ và con người, đặc biệt là những nơi đang bị khủng bố hay đang gặp thiên tai. Xin Chúa luôn đồng hành che chở và giúp con người xây dựng một thế giới tràn đầy tình huynh đệ - văn minh-công bằng và bác ái.
>> Cộng đoàn đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Lời nguyện 3: Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con xin dâng lên Chúa gia đình và Giáo xứ của chúng con. Trong năm Đức Tin này, xin Chúa giúp chúng con ngày một sống đạo đức - thánh thiện để làm chứng cho tình yêu Chúa trong xã hội hôm nay.
>> Cộng đoàn Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
(Sau đó chủ sự kính mời toàn thể cộng đoàn cùng đọc).
Lạy Chúa Giêsu Ngôi Lời Hằng Hữu/ xin giúp chúng con biết quên mình hoàn toàn/ để ở lại trong Chúa lặng lẽ và an bình.
Xin cho chúng con dám ra khỏi mình/ khỏi những bận tâm và tính toán hơn thiệt/ để sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa.
Ước gì mỗi giây phút trong đời sống/ lại giúp chúng con tiến xa hơn vào mầu nhiệm tình yêu của Ngài.
Amen.
4. Kết thúc
Lời nguyện kết thúc của chủ sự hay người hướng dẫn: Lạy Cha, chúng con dâng lên Cha tâm tình cảm tạ tri ân. Cha đã ban cho nhân loại Con Một Cha là Đấng Cứu Độ Trần gian. Ngài đã trao ban Thịt Máu mình làm lương thực thiêng liêng để chúng con được sống sự sống của Cha. Xin Cha ban cho chúng con một trái tim khao khát, khao khát đến với Con Một Cha để được ở lại trong tình thương của Ngài và luôn thuộc về Ngài. Amen.
Thánh lễ trực tuyến thứ Năm Tuần Thánh
Hiện nay, nhiều Giáo phận lớn tại Việt Nam có tổ chức Thánh lễ trực tuyến thứ Năm Tuần Thánh trên các phương tiện truyền thông xã hội. Sau đây, xin tổng hợp danh sách xem Thánh lễ trực tuyến thứ 5 Tuần Thánh của các Giáo phận để bạn tiện theo dõi:
- Thánh lễ trực tuyến thứ Năm Tuần Thánh của Tổng Giáo phận Hà Nội - Link
- Thánh lễ trực tuyến thứ Năm Tuần Thánh của Tổng Giáo phận Sài Gòn - Link
- Thánh lễ trực tuyến thứ Năm Tuần Thánh của Tổng Giáo phận Huế - Link
- Thánh lễ trực tuyến thứ Năm Tuần Thánh của Giáo phận Hải Phòng - Link
- Thánh lễ trực tuyến thứ Năm Tuần Thánh của Giáo phận Thái Bình - Link
- Thánh lễ trực tuyến thứ Năm Tuần Thánh của Giáo phận Nha Trang - Link
- Thánh lễ trực tuyến thứ Năm Tuần Thánh của Giáo phận Đà Lạt - Link
- Thánh lễ trực tuyến thứ Năm Tuần Thánh của Giáo phận Bà Rịa - Link
- Thánh lễ trực tuyến thứ Năm Tuần Thánh của Giáo phận Đà Nẵng - Link
- Thánh lễ trực tuyến thứ Năm Tuần Thánh của Giáo phận Xuân Lộc - Link
- Thánh lễ trực tuyến thứ Năm Tuần Thánh của Giáo phận Cần Thơ - Link
Trên đây là những thông tin bổ ích mà chúng tôi muốn chia sẻ, hy vọng rằng có thể giúp bạn hiểu hơn về thứ 5 Tuần Thánh! Đừng quên truy cập để đọc thêm những bài viết liên quan cùng chủ đề và các bài viết hấp dẫn, đặc sắc trong lĩnh vực khác nữa nhé!
>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- Ý nghĩa thứ Tư Tuần Thánh - Thứ Tư Tuần Thánh khi nào?
- Cách đọc Kinh Truyền Tin, Kinh Kính Mừng Công giáo
- Lễ Lá là gì? Ý nghĩa Chúa nhật Lễ Lá của người Công giáo
- Mùa Chay năm nay bắt đầu từ ngày nào? Lịch ngày ăn chay Công giáo năm nay
- Ý nghĩa, nghi thức thứ Bảy Tuần Thánh - Thứ 7 Tuần Thánh là ngày nào?
Xem thêm
Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời 2024 là ngày nào? Hình ảnh Đức Mẹ hồn xác lên trời
Lịch Công giáo: Lịch Công giáo tháng 7
Lịch Công giáo: Lịch Công giáo tháng 5
Lễ Vọng Phục sinh là gì? Lễ Vọng Phục sinh trực tuyến
Thời gian, cách đọc Tuần Cửu Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa
Ý nghĩa Lễ Tiệc Ly? Thánh Lễ Tiệc Ly trực tuyến khi nào?
Lễ Phục sinh Easter Day là ngày gì, có ý nghĩa gì? Lễ Phục sinh năm nay ngày nào?
Lễ Truyền Tin 25/3 có ý nghĩa gì? Đáp ca Lễ Truyền Tin
Ý nghĩa thứ Năm Tuần Thánh - Chầu Thánh Thể thứ Năm Tuần Thánh