Nghi thức thứ 6 Tuần Thánh - Đi Đàng Thánh Giá thứ 6 Tuần Thánh
Thứ 6 Tuần Thánh (hay thứ Sáu Tốt lành) là một nghi lễ quan trọng và linh thiêng đối với người theo đạo Kitô giáo. Ngày lễ thứ 6 Tuần Thánh này diễn ra vào thứ Sáu trước lễ Phục Sinh, để tưởng niệm sự đóng đinh và sự chết của Chúa Giêsu. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp quy trình thực hiện nghi thức thứ 6 Tuần Thánh và cách đi Đàng Thánh Giá thứ 6 Tuần Thánh, bạn hãy cùng theo dõi nhé!
Đi Đàng Thánh Giá thứ 6 Tuần Thánh
Đi Đàng Thánh Giá thứ 6 Tuần Thánh là truyền thống cổ xưa của Giáo hội Công giáo có ý nghĩa vô cùng sâu sắc và thiêng liêng. Trước khi bước vào nghi thức tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu trong lễ thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể tại khu vực xung quanh khuôn viên nhà thờ (tùy mỗi nơi chọn địa điểm thích hợp). Buổi đi Đàng Thánh Giá diễn ra với ba phần chính:
- Mở đầu, chủ sự sẽ đọc lời dẫn nhập khai mạc, sau đó xông hương Thánh Giá và đoàn kiệu bắt đầu tiến đến chặng thứ nhất.
- Phần 2 là quá trình suy niệm các chặng Đàng Thánh Giá. Đoàn kiệu sẽ vác Thánh Giá di chuyển sau khi kết thúc mỗi chặng.
- Cuối cùng, chủ sự đọc lời nguyện kết thúc buổi đi Đàng Thánh Giá.
Các bài suy niệm chặng Đàng Thánh Giá sẽ do người được chỉ định biên soạn cho phù hợp với chủ đề mỗi năm. Đàng Thánh Giá gồm 14 chặng, mô tả diễn tiến Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, từ khi Người bị kết án cho đến lúc bị đóng đinh trên cây thập giá, kết thúc là việc được an táng trong hầm mộ. Cụ thể 14 chặng bao gồm:
14 chặng Đàng Thánh Giá
- Chặng thứ nhất: Chúa Giêsu bị kết án tử hình (Quan Philatô luận giết Đức Chúa Giêsu).
- Chặng thứ hai: Chúa Giêsu vác Thánh Giá.
- Chặng thứ ba: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất.
- Chặng thứ tư: Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ.
- Chặng thứ năm: Ông Simôn xứ Kyrênê vác đỡ Thánh Giá Chúa.
- Chặng thứ sáu: Bà Veronica trao khăn cho Chúa Giêsu lau mặt.
- Chặng thứ bảy: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai.
- Chặng thứ tám: Chúa Giêsu an ủi các phụ nữ Giêrusalem.
- Chặng thứ chín: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba.
- Chặng thứ mười: Quân dữ lột áo Ðức Chúa Giêsu.
- Chặng thứ mười một: Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây Thánh Giá.
- Chặng thứ mười hai: Chúa Giêsu sinh thì trên Thánh Giá.
- Chặng thứ mười ba: Đưa xác Ðức Chúa Giêsu xuống khỏi Thánh Giá.
- Chặng thứ mười bốn: Chúa Giêsu được táng xác trong ngôi mộ.
>> Xem thêm: Những bài suy niệm thứ Sáu Tuần Thánh ý nghĩa nhất
Nghi thức thứ 6 Tuần Thánh
Sau phần suy niệm các chặng Đàng Thánh Giá sẽ là phần cử hành nghi thức tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu (nghi thức lễ thứ Sáu Tuần Thánh). Nghi thức gồm ba phần:
Phần I: Phụng vụ lời Chúa và cầu nguyện cho mọi thành phần
Phần mở đầu là nghi thức phụng vụ lời Chúa. Chủ sự đọc lời dẫn vào 3 bài đọc trích trong Kinh Thánh để tưởng nhớ lại toàn bộ diễn biến cuộc khổ nạn của Chúa, bao gồm:
- Bài đọc I (Is 52,13-53,12).
- Bài đọc II (Dt 4,14-16; 5,7-9).
- Bài Thương Khó (Ga 18, 1-19, 42).
Tiếp sau đó là phần lời nguyện chung, cầu xin cho mọi thành phần dân Chúa, cho các nhu cầu của nhân loại.
Phần II: Kính thờ Thánh Giá Chúa Giêsu
Dứt lời cầu nguyện cho mọi người, linh mục chủ sự tiếp tục đọc lời dẫn vào nghi thức suy tôn và kính thờ Thánh Giá. Thánh Giá sẽ được thầy phó tế cung nghinh từ cuối nhà thờ lên đến cung thánh trong sự thờ lạy của toàn thể cộng đoàn. Sau đó, Thánh Giá được đặt giữa cung thánh, linh mục, giáo sĩ và các giáo dân sẽ tiến lên lần lượt bày tỏ lòng tôn kính Thánh Giá bằng cách bái gối, hoặc bằng một hành động nào khác thích hợp theo phong tục địa phương, ví dụ như hôn kính Thánh Giá.
Phần III: Rước lễ
Cuối cùng sẽ là phần rước lễ, phó tế hoặc chính linh mục chủ sự đi rước Mình Thánh từ nơi cất trước đó theo đường tắt về bàn thờ chính, trong lúc này cộng đoàn sẽ đứng thinh lặng. Linh mục đặt Mình Thánh lên bàn thờ, mở bình đựng Mình Thánh, cúi mình rồi chắp tay đọc lớn Kinh Lạy Cha, sau đó đi trao Mình Thánh Chúa cho giáo dân. Rước lễ xong, chủ sự đọc tiếp lời cảm ơn và lời nguyện hiệp lễ.
Cuối cùng, để giải tán, linh mục đứng quay về phía cộng đoàn trong nhà thờ, giơ tay trên họ rồi đọc lời chúc kết lễ và lời nguyện chúc lành trên dân Chúa.
>> Đọc thêm: Các ngày lễ trọng trong năm của người Công giáo
Trên đây là thông tin tổng hợp về chủ đề nghi thức thứ Sáu Tuần Thánh, hy vọng rằng bài viết của chúng tôi có thể giúp ích được cho bạn. Bạn đừng quên truy cập để đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn, bổ ích khác nhé!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Lễ Lá là gì? Ý nghĩa Chúa nhật Lễ Lá của người Công giáo
- Cách đọc Kinh Truyền Tin, Kinh Kính Mừng Công giáo
- Mùa Chay năm nay bắt đầu từ ngày nào? Lịch ngày ăn chay Công giáo năm nay
- Ý nghĩa, nghi thức thứ Bảy Tuần Thánh - Thứ 7 Tuần Thánh là ngày nào?
- Thời gian, cách đọc Tuần Cửu Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa
Xem thêm
Lịch Công giáo: Lịch Công giáo tháng 10
Lễ Phục sinh Easter Day là ngày gì, có ý nghĩa gì? Lễ Phục sinh năm nay ngày nào?
Ý nghĩa Lễ Tiệc Ly? Thánh Lễ Tiệc Ly trực tuyến khi nào?
Lời chúc Giáng Sinh cho người công giáo hay, ý nghĩa
Lễ Tro là gì, có bắt buộc không? Lễ Tro kiêng gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót
Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời 2024 là ngày nào? Hình ảnh Đức Mẹ hồn xác lên trời
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào ngày nào? Có ý nghĩa gì?
Thiệp & Lời chúc mừng ngày Lễ Tạ Ơn Thanksgiving hay, ý nghĩa