Cách đọc kinh Truyền Tin, kinh Kính Mừng Công giáo
Hãy cùng VnAsk tìm hiểu cách đọc kinh Truyền Tin, kinh Kính Mừng - những bài kinh truyền thống của người Công giáo qua bài viết dưới đây nhé!
Cách đọc kinh Truyền Tin, kinh Kính Mừng
Kinh Truyền Tin, kinh Kính Mừng là gì?
Kinh Truyền Tin và kinh Kính Mừng là những bài kinh truyền thống của người Công giáo, thường được đọc trong những buổi lễ lớn.
Kinh Truyền Tin là một trong những kinh nguyện tôn kính Đức Mẹ Maria của Giáo hội Công giáo. Kinh này tường thuật việc thiên thần truyền tin cho Maria rằng cô sẽ mang thai Đấng Cứu Thế là Giêsu qua quyền năng của Chúa Thánh Thần. Kinh này thường được đọc vào khoảng 6 giờ sáng, 12 giờ trưa và 6 giờ chiều. Trong Mùa Phục sinh, kinh này được thay thế bằng kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng (Regina Coeli). Các Giáo hoàng thường đọc Kinh Truyền Tin trọng thể với giáo dân hành hương Vatican vào trưa Chủ Nhật hàng tuần.
Kinh Kính Mừng là một bài kinh truyền thống của Công giáo để cầu nguyện đến Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Kinh Kính Mừng được người Công giáo sử dụng và là lời kinh cơ bản của Kinh Mân Côi. Việc cầu nguyện với các hình thức tương tự cũng được Chính Thống giáo hay các nhánh Kitô giáo khác sử dụng. Hầu như tất cả văn bản của Kinh Kính Mừng được trích ra trọn vẹn từ Phúc Âm Luca.
>>> Xem thêm: Kinh Truyền tin mùa Phục sinh - Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Cách đọc kinh Truyền Tin, kinh Kính Mừng
Cách đọc kinh Truyền Tin
Kinh Truyền Tin thường được đọc theo dạng xướng - đáp lần lượt 4 lần, sau đó tất cả sẽ cùng đọc lời nguyện. Cụ thể lời kinh Truyền Tin tiếng Việt đọc như sau:
Xướng: Đức Chúa Trời sai Thánh Thiên Thần truyền tin cho Rất Thánh Đức Bà Maria.
Đáp: Và Rất Thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần. Kính mừng... Thánh Maria...
Xướng: Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời.
Đáp: Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền. Kính mừng... Thánh Maria...
Xướng: Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người.
Đáp: Và ở cùng chúng con. Kính mừng... Thánh Maria...
Xướng: Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con.
Đáp: Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Lời nguyện: Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con là kẻ đã nhờ lời Thánh Thiên Thần truyền, mà biết thật Chúa Kitô là con Chúa đã xuống thế làm người, thì xin vì công ơn Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại được đến nơi vinh hiển, cũng vì công nghiệp Chúa Kitô Chúa chúng con. Amen.
Bản tiếng Anh
V. The Angel of the Lord declared unto Mary.
R. And she conceived of the Holy Spirit. Hail Mary.
V. Behold the handmaid of the Lord.
R. Be it done unto me according to Your Word. Hail Mary.
V. And the Word was made flesh.
R. And dwelt among us. Hail Mary.
V. Pray for us, O holy Mother of God.
R. That we may be made worthy of the promises of Christ.
Let us pray: Pour forth, we beseech You, O Lord, Your Grace into our hearts; that as we have known the incarnation of Christ, your Son by the message of an angel, so by His passion and cross we may be brought to the glory of His Resurrection. Through the same Christ, our Lord. Amen.
Cách đọc kinh Kính Mừng
Khi đọc bản dịch tiếng Việt hiện đại của kinh Kính Mừng, người ta thường chia thành hai vế để đọc: Vế một từ đầu đến "con lòng Bà gồm phúc lạ", vế thứ hai từ "Thánh Maria" đến hết. Nội dung kinh Kính Mừng như sau:
Kính mừng Maria đầy ơn phước, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ, hơn mọi người Nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. Amen. (đọc 3 lần).
Bản tiếng Anh
Hail Mary, full of grace, the Lord is with you, blessed are you among women, and blessed is the fruit of your womb Jesus.
Holy Mary, Mother of God, pray for us sinners, now and at the hour of our death, Amen.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết được cách đọc kinh Truyền Tin và kinh Kính Mừng như thế nào. Để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, hãy thường xuyên truy cập nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Thời gian, cách đọc Tuần Cửu Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa
Tuần Thánh là gì? Thời gian Tuần Thánh và nghi thức Tuần Thánh
Lịch Công giáo: Lịch Công giáo tháng 9
Lịch Công giáo: Lịch Công giáo tháng 12
Những bài suy niệm thứ Sáu Tuần Thánh ý nghĩa nhất
Lịch Công giáo: Lịch Công giáo tháng 6
Ý nghĩa trứng Phục sinh là gì? Cách trang trí trứng Phục sinh đẹp nhất
Lễ Chúa Ba Ngôi vào ngày nào? Lịch sử, ý nghĩa Lễ Chúa Ba Ngôi
15 Lời cầu nguyện cho người đã khuất hay, ý nghĩa nhất