Nguồn gốc, ý nghĩa Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót
Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót là gì, có nguồn gốc từ đâu, được tổ chức ngày nào? Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây!
Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót là gì?
Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót (hay còn gọi là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót) là một ngày lễ trọng đại của Giáo hội Công giáo Rôma được cử hành vào ngày Chủ Nhật ngay sau lễ Phục sinh. Ngày lễ này do Giáo hoàng Gioan Phaolô II thiết lập dựa trên sự sùng kính của người Công giáo đối với lòng Chúa thương xót do Thánh Faustina Kowalska loan truyền.
Ngoài ra, Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót còn được gọi với một tên khác là Chúa Nhật “Áo trắng” (in Albis), bởi vì vào ngày này, các tân tòng cởi chiếc áo trắng mà họ đã lãnh nhận khi lãnh các bí tích khai tâm vào đêm Vọng Phục sinh, đánh dấu việc kết thúc giai đoạn huấn giáo khai tâm.
>>> Xem thêm: Lễ Phục sinh Easter Day là ngày gì, có ý nghĩa gì? Lễ Phục sinh năm nay ngày nào?
Nguồn gốc và ý nghĩa Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót
Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót ra đời dựa trên sự sùng kính Chúa của Thánh Faustina. Faustina Kowalska là một nữ tu người Ba Lan, vào năm 1931, Faustina đã tuyên bố rằng cô được thị kiến với và nói chuyện với Chúa Giêsu. Trong Nhật kí Lòng Thương Xót Chúa Nơi Linh Hồn Tôi của mình, Faustina viết rằng tại một thị kiến, Thánh nữ nhìn thấy Chúa Giêsu mặc một chiếc áo trắng với cánh tay phải giơ lên như đang chúc lành. Tay trái của Ngài đụng vào áo nơi trái tim, nơi mà hai ánh sáng chiếu tỏa ra, một tia màu đỏ và một tia màu trắng lạt. Thánh nữ nhìn không chớp mắt thẳng vào Chúa trong thinh lặng, linh hồn thánh nữ tràn ngập lòng kính sợ, nhưng cũng tràn đầy niềm vui khôn tả.
Chúa đã yêu cầu Faustina vẽ một bức tranh theo mẫu thức của cô và đề trên đó dòng chữ: Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa. Cha mong ước bức ảnh này được tôn kính, trước hết, tại nguyện đường của con, sau đó, ở khắp nơi trên thế giới.
"Cha muốn bức ảnh này phải được trưng bày nơi công cộng vào ngày Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Phục Sinh. Chúa Nhật này là lễ Kính Lòng Thương Xót. Nhờ Ngôi Lời Nhập Thể, Cha tỏ vực sâu vô đáy của tình thương Cha ra." - Chúa Giêsu đã bảo cô rằng bất cứ ai tham dự thánh lễ và lãnh nhận bí tích Hòa giải và Thánh Thể vào ngày này thì sẽ được xóa mọi tội lỗi và mọi sự trừng phạt.
>> Tham khảo: Cách lần chuỗi hạt Lòng Thương Xót Chúa 3 giờ chiều
Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót được tổ chức ngày nào?
Ngày 23 tháng 3 năm 1937, Faustina đã viết trong nhật ký của mình rằng cô đã có một thị kiến tiên báo về ngày lễ Lòng Chúa Thương Xót sẽ được tổ chức tại nhà thờ địa phương của cô với rất nhiều người tham dự, rồi ngày lễ này sẽ do chính giáo hoàng cử hành tại Roma.
Về sau, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã cổ vũ nhiều về việc sùng kính lòng Chúa thương xót. Ngày 30 tháng 4 năm 2000 nhằm ngày Chúa Nhật sau lễ Phục sinh, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho Faustina và thiết lập ra ngày Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, ấn định vào ngày Chúa Nhật sau lễ Phục sinh hằng năm.
Như vậy, vào năm 2021, Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót sẽ được tổ chức vào ngày Chủ Nhật sau lễ Phục sinh, tức ngày 11 tháng 4 Dương lịch. Xem thêm: Lịch Công giáo: Lịch Công giáo tháng 4.
Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót thường được tổ chức tại Việt Nam gồm 4 phần:
- Phần 1: Cầu nguyện tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót.
- Phần 2: Diễn nguyện.
- Phần 3: Huấn từ về Lòng Chúa Thương Xót.
- Phần 4: Thánh lễ.
Tuy nhiên, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nên dự kiến Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót năm 2021 sẽ tổ chức theo hình thức livestream trực tuyến qua các kênh mạng xã hội như Facebook, YouTube... Bạn muốn theo dõi livestream có thể tham khảo một số Thánh lễ trực tuyến tại các địa phương dưới đây:
- Thánh lễ trực tuyến Tổng giáo phận Hà Nội hôm nay - Thánh lễ online hàng ngày
- Thánh lễ trực tuyến Tổng giáo phận Huế hôm nay - Thánh lễ online hàng ngày
- Thánh lễ trực tuyến Tổng Giáo Phận Sài Gòn - Thánh lễ online hàng ngày
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót rồi phải không? Để tham khảo thêm thông tin về các Thánh lễ Công giáo khác trong năm, hãy thường xuyên truy cập nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
- Lịch sử, ý nghĩa Lễ Rửa Chân trong Thánh Lễ Tiệc Ly
- Lễ Vọng Phục sinh là gì? Lễ Vọng Phục sinh trực tuyến
- Lễ Vượt Qua Passover là gì, có ý nghĩa gì? Lễ Vượt Qua là ngày nào?
- Tuần Thánh là gì? Thời gian Tuần Thánh và nghi thức Tuần Thánh
- Nghi thức thứ 6 Tuần Thánh - Đi Đàng Thánh Giá thứ 6 Tuần Thánh
- Thánh Giuse Thợ là ai? Ý nghĩa, thời gian Lễ thánh Giuse Thợ
Xem thêm
Lời chúc Lễ Thánh Giuse mừng Lễ Bổn Mạng Thánh Giuse
Kinh Truyền tin mùa Phục sinh - Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Lễ Lá là gì? Ý nghĩa Chúa nhật Lễ Lá của người Công giáo
Thiệp & Lời chúc mừng ngày Lễ Tạ Ơn Thanksgiving hay, ý nghĩa
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào ngày nào? Có ý nghĩa gì?
Lịch Công giáo: Lịch Công giáo tháng 5
Lịch Công giáo: Lịch Công giáo tháng 9
Lịch Công giáo: Lịch Công giáo tháng 12
Lịch Công giáo: Lịch Công giáo tháng 2