Tài sản ròng là gì? Phân loại và cách tính tài sản ròng

Cập nhật: 28/03/2024

Tài sản ròng là gì? Phân loại và cách tính tài sản ròng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.

Tài sản ròng là gì?

1.

Tài sản ròng chính là tổng tài sản của doanh nghiệp hoặc cá nhân sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải trả. Thông thường tài sản ròng với một doanh nghiệp được xem như vốn cổ đông hoặc tài sản thuần của công ty đó.

Ví dụ: 1 doanh nghiệp có tài sản trị giá 150 triệu, trong đó nợ phải trả là 50 triệu thì tài sản ròng của họ là 100 triệu.

Tài sản ròng có thể âm hoặc dương chứ không nhất thiết là phải dương và có thể biểu hiện dưới dạng vật chất như tài sản cố định (bất động sản, tiền mặt...) hoặc dưới dạng phi vật chất (các khoản đầu tư, quyền sở hữu...).

Tài sản ròng

Phân loại tài sản ròng

2.

Tài sản ròng cá nhân

Là tài sản của cá nhân sau khi đã trừ đi các khoản nợ của chính họ. Vì tài sản ròng chỉ tính đến hệ thống tài sản có thể quy đổi thành tiền nên bằng cấp, chứng chỉ... mà cá nhân sở hữu không được tính vào tài sản ròng.

Ví dụ tài sản ròng của cá nhân bao gồm: Tiền mặt; tiền gửi ngân hàng, trang sức; đá quý... các khoản tiền đã được đầu tư … Nợ của cá nhân phải trả bao gồm:  Nợ đảm bảo (nợ thế chấp tài sản); nợ không có đảm bảo (vay tiêu dùng, vay cá nhân, …).

Tài sản ròng trong chứng khoán là gì?

Tài khoản ròng trong chứng khoán được hiểu là giá trị của toàn bộ các tài sản tài chính và phi tài chính thuộc quyền sở hữu của tổ chức trừ đi giá trị của tất cả các nghĩa vụ nợ của đơn vị đó.

Tài sản ròng của nhà thầu

Là toàn bộ tài sản mà nhà thầu sở hữu trừ đi giá trị của các nghĩa vụ nợ của nhà thầu đó.

Tài sản ròng của chính phủ

Là tổng tài sản mà chính phủ một nước sở hữu sở hữu trừ đi các khoản nợ của nước đó. Các chỉ số về tài sản và nghĩa vụ nợ có thể xem tại Báo cáo tài chính, cụ thể là Bảng cân đối kế toán lập cho chính phủ. Tài sản ròng của chính phủ thể hiện tiềm lực tài chính của chính phủ quốc gia.

Tài sản ròng của quốc gia

Tài sản ròng của quốc gia là tổng giá trị ròng những cá nhân; doanh nghiệp tại quốc gia đó và tài sản ròng của chính phủ. Tài sản ròng của quốc gia cho thấy sức mạnh tài chính của quốc gia đó là mạnh hay yếu.

Tài sản ròng

Công thức tính giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp

3.

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản - Nợ phải trả

Trong đó:

  • Tổng tài sản gồm toàn bộ tài sản của doanh nghiệp
  • Nợ phải trả gồm tất cả nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp
  • Tổng tài sản và nợ phải trả lấy tại bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng

4.
  • Giá trị tài sản ròng là thước đo tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp. Việc tính toán giá trị tài sản ròng sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định tình hình tài chính của mình và từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp, kịp thời.
  • Giá trị tài sản ròng âm tức là doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả hoặc quản ý công nợ chưa tốt. Lúc này doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh để vực dậy tình hình tài chính tránh đi đến bờ vực phá sản.
  • Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp cũng sẽ tác động đến quyết định cho vay hay không của ngân hàng nếu doanh nghiệp đó có nhu cầu vay vốn.

Chúng tôi hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn biết được tài sản ròng là gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

>>> Tham khảo thêm: