Cách đọc bảng giá chứng khoán trực tuyến cho người mới bắt đầu

Cập nhật: 28/03/2024

Các thuật ngữ trên bảng giá chứng khoán

1.

Các thuật ngữ trên bảng giá chứng khoán

Trên sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam hiện nay có khoảng hơn một nghìn mã cổ phiếu được niêm yết trên 2 sàn là sàn Hose và sàn HNX. Đầu tiên, các bạn cần biết các thuật ngữ cơ bản nhất của bảng giá chứng khoán để đọc hiểu thông số trên bảng giá nhé.

Trong mỗi bảng giá của hai sàn Hose và HNX thì đều có các cột được chia như sau:

  • Mã cổ phiếu (chứng khoán).
  • ĐCGN (giá đóng cửa gần nhất hay giá tham chiếu TC hay giá màu vàng).
  • Giá trần (CE - Cell hay giá tím).
  • Giá sàn (Floor hay giá xanh lam).
  • Bên mua (dư mua).
  • Bên bán (dư bán).
  • Cao nhất (giá khớp cao nhất trong phiên).
  • Thấp nhất (giá khớp thấp nhất trong phiên).
  • Khớp lệnh, giá khớp, KLTH (khối lượng thực hiện mỗi lệnh hay KL khớp).
  • Thay đổi (hay +/- so với giá tham chiếu).
  • TKL đã khớp (tổng khối lượng khớp).
  • Thỏa thuận (giao dịch thỏa thuận không qua khớp lệnh trực tiếp trên sàn).
  • NN mua (nước ngoài mua), NN bán (nước ngoài bán).

Cách đọc bảng giá chứng khoán trực tuyến cho người mới bắt đầu

2.

Cách đọc bảng giá chứng khoán trực tuyến cho người mới bắt đầu

Mã cổ phiếu hay chứng khoán (CK)

Mỗi công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đều được Ủy ban Chứng khoán NN (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng và thường là tên viết tắt của công ty đó. Ví dụ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam có mã là VNM (Vinamilk), Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen có mã là HSG (Hoa Sen Group)...

ĐCGN (giá đóng cửa gần nhất)

ĐCGN (giá màu vàng) là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất được áp dụng cho cả hai sàn Hose và sàn HNX. Giá tham chiếu ĐCGN được lấy làm cơ sở để tính giá trần và giá sàn. Giá tham chiếu có màu vàng nên thường được gọi là giá vàng hay giá màu vàng. Riêng trên sàn Upcom, giá tham chiếu vàng này được tính là giá trung bình hay giá bình quân của phiên giao dịch liền trước.

Giá trần (CE)

Giá trần có màu tím hay còn gọi là giá tím, đây là giá kịch trần hay mức giá cao nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được. Trên sàn Hose, giá trần sẽ tăng 7% so với giá tham chiếu và trên sàn HNX, giá trần sẽ tăng 10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn đối với sàn Upcom thì giá trần sẽ tăng 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước.

Giá sàn (Floor)

Giá sàn là giá kịch sàn hay mức giá thấp nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch chứng khoán có thể đạt được. Trên sàn Hose, giá sàn sẽ giảm 7% so với giá tham chiếu. Trên sàn HNX, giá sàn sẽ giảm 10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn đối với sàn Upcom thì giá sàn sẽ giảm 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước. Trong đó:

  • Giá màu xanh: Đây là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải là giá sàn.
  • Giá màu đỏ: Đây là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải là giá sàn.

Bên mua (dư mua)

Mỗi cột bao gồm giá mua và khối lượng mua (KL) được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên là giá mua cao nhất ở gần cột khớp lệnh (cột ở giữa) nhất là giá 1 + KL 1 và giá mua thấp nhất ở xa cột khớp lệnh nhất là giá 3 + KL 3.

Chú ý: Trên bảng giá sàn giao dịch Hose, đơn vị giá là 1.000 VNĐ, khối lượng là 10 CP. Điều này có nghĩa là giá thực tế bạn phải nhân với 1.000 VNĐ và khối lượng thực tế bạn phải nhân với 10 cổ phiếu.

Bên bán (dư bán)

Hệ thống sẽ hiển thị 3 mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và KL chào bán tương ứng. Trong đó:

  • Cột giá 1 + KL 1: Biểu thị cho mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở giá 1 sẽ luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh chào bán khác.
  • Cột giá 2 + KL 2: Biểu thị cho mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở giá 2 sẽ có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức giá 1.
  • Tương tự, cột giá 3 + KL 3 sẽ là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức giá 2.

Chú ý:

  • Ngoài 3 mức giá mua bán trên, thị trường chứng khoán vẫn còn các mức giá mua bán khác, nhưng không được hiển thị do chứng không tốt bằng ba mức giá trên màn hình.
  • Khi có lệnh ATO hoặc lệnh ATC, các lệnh này sẽ hiển thị ở vị trí cột giá 1 + KL 1 của bên mua và bên bán.

Khớp lệnh, giá khớp, KLTH

Đây là bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán, không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán, hoặc bên bán đã chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua và không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn.

TKL đã khớp

Đây là tổng khối lượng cổ phiếu đã được khớp trong phiên giao dịch chứng khoán của ngày hôm đó.

NN mua (Nước ngoài mua), NN bán (Nước ngoài bán)

NN mua/bán là khối lượng mua và bán mà các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài thực hiện. Trong đó:

  • Mua ròng: Khối lượng mua vào của NĐT NN lớn hơn khối lượng bán ra.
  • Bán ròng: Khối lượng bán ra của NĐT NN lớn hơn khối lượng mua vào.

Khối lượng mua và bán sẽ được thể hiện luôn trong phiên giao dịch ở hai cột NN mua và NN bán ở từng mã cổ phiếu.

Các chỉ số khác trên bảng giá chứng khoán

3.

Các chỉ số khác trên bảng giá chứng khoán

Vùng thông tin chỉ số thị trường ở hàng trên cùng của bảng giá chứng khoán bao gồm:

  • Chỉ số VN-Index: Đây là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại sàn Hose.
  • Chỉ số VN30-Index: Đây là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn Hose có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc.
  • Chỉ số VNX AllShare: Đây là chỉ số chung thể hiện sự biến động của tất cả giá cổ phiếu đang niêm yết trên sàn Hose và sàn HNX.
  • Chỉ số HNX-Index: Đây là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại sàn HNX. Tương tự cho các chỉ số còn lại.

Trên đây là cách đọc bảng giá chứng khoán trực tuyến cho người mới bắt đầu, hy vọng những thông tin này có ích với bạn. Cảm ơn các bạn đan quan bài viết!

>>> Xem thêm: