M&A là gì? Lợi ích và các thượng vụ M&A đình đám

Cập nhật: 28/03/2024

M&A là gì? Lợi ích của M&A là gì? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về M&A và tham khảo các thương vụ M&A đình đám nhất các bạn nhé!

M&A là gì?

1.

M&A là gì?

M&A nghĩa là gì? M&A là viết tắt của cụm từ tiếng Anh mergers and acquisitions, trong đó mergers có nghĩa là sáp nhập và acquisitions có nghĩa là mua lại.

Mergers and acquisitions là gì? M&A được hiểu là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp nhằm sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Mục đích của thương vụ M&A là gì? Mục đích của một thương vụ M&A không đơn thuần chỉ là sở hữu cổ phần doanh nghiệp đó, mà còn nhằm mục đích tham gia và quyết định các vấn đề quan trọng, có tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị của doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc mua lại đó.

Các hình thức M&A

2.

Các hình thức M&A

Căn cứ vào các chức năng của các doanh nghiệp thì tính chất của việc mua bán hay sáp nhập M&A có thể được phân loại theo 3 hình thức chính là:

  • M&A Horizontal (M&A theo chiều ngang): Đây là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cung cấp các dòng sản phẩm/dịch vụ giống nhau hoặc là tương tự cho người tiêu dùng cuối cùng. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp này cùng ngành và ở cùng một giai đoạn sản xuất. Các công ty và doanh nghiệp trong trường hợp này thường là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
  • M&A Vertical (M&A theo chiều dọc): Thương vụ M&A chiều dọc thường được thực hiện với mục đích nhằm kết hợp hai doanh nghiệp có cùng chuỗi giá trị sản xuất của cùng một dịch vụ.
  • M&A Conglomerate (M&A kết hợp): Đây là hình thức mua bán và sáp nhập M&A để hình thành nên các tập đoàn.

Lợi ích của M&A

3.

Lợi ích của M&A

Các dự án M&A trên thế giới cũng như các thương vụ M&A tại Việt Nam đều được nhận định rằng sẽ tạo ra giá trị tăng thêm hay giá trị cộng hưởng nhờ giảm chi phí, giúp mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra các cơ hội tăng trưởng mới. Những giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị của doanh nghiệp sau M&A cũng được nâng cao hơn.

Bên cạnh đó, các dự án M&A cũng mang lại nhiều lợi ích khác có thể kể đến như:

  • Nâng cao quy mô của doanh nghiệp: Mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp sẽ giúp họ thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm được một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án mới… Quy mô doanh nghiệp sẽ tăng lên thông qua M&A và nhờ đó việc phân phối hàng hóa được đẩy mạnh cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thị phần lớn hơn.
  • Giảm chi phí nhân lực cho doanh nghiệp: Trên thực tế, khi hai hay nhiều doanh nghiệp sáp nhập lại thì đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là đối với các công việc gián tiếp. Do vậy, các thương vụ M&A sẽ là dịp để các doanh nghiệp sàng lọc những vị trí làm việc kém hiệu quả, từ đó sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm hơn.
  • Cải thiện nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp: Một trong những lợi ích quan trọng khi thực hiện M&A đó là tài chính. Sau M&A, sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện hơn, giúp tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch về tài chính.
  • Nâng cao trình độ công nghệ - kỹ thuật cho doanh nghiệp: Thông qua M&A, các doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, các nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.

Các thương vụ M&A đình đám tại Việt Nam

4.

Các thương vụ M&A đình đám tại Việt Nam

Tại thị trường M&A Việt nam, hàng năm đều diễn ra nhiều thương vụ sáp nhập và mua lại doanh nghiệp khác nhau. Sau đây là một số thương vụ M&A đình đám tại Việt Nam mà VnAsk đã tổng hợp lại được. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

ThaiBev và Sabeco

ThaiBev là một trong những công ty nước giải khát lớn tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời đây cũng là công ty giải khát lớn nhất Thái Lan đã tiến hành thương vụ M&A với Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Đây được đánh giá là thương vụ M&A lớn nhất từ trước đến nay của ngành bia châu Á với giá trị khoảng 4,8 tỷ USD từ việc ThaiBev mua lại 53,59% cổ phần của Sabeco.

GIC Private Limited và Vinhomes

Quỹ đầu tư GIC Private Limited của Chính phủ Singapore đã tiến hành thương vụ M&A với Vinhomes - một công ty thành viên khác thuộc tập đoàn Vingroup vào năm 2018 với giá trị thương vụ là 1,3 tỷ USD. Đây là được coi một thương vụ M&A lớn trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam.

Central Group và Big C

Central Group là một tập đoàn đến từ Thái Lan đã đầu tư 1,14 tỷ USD để sở hữu Big C Việt Nam vào năm 2016 nhằm thâu tóm thị phần mảng bán lẻ tại Việt Nam. Trước đó, Central Group cũng đã mua lại tỷ lệ cổ phần chi phối với Nguyễn Kim - một hệ thống phân phối hàng điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Và sau đó thì thương hiệu Nguyễn Kim là đơn vị đã mua lại Zalora Việt Nam.

Ngoài những thương vụ M&A kể trên thì còn một số thương vụ sáp nhập và mua lại lớn khác trong ngành khách sạn tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo thêm là:

  • Công ty điện tử Hanel Hà Nội đã mua lại 70% cổ phần khách sạn 5 sao Deawoo.
  • Tập đoàn BRG đã tiến hành mua lại khách sạn Hilton Opera Hà Nội.
  • Tập đoàn Sovico đã mua lại khu resort 5 sao Furama Đà Nẵng, Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay.
  • Công ty cổ phần Du lịch Thiên Minh mua lại hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Victoria ở Việt Nam và Campuchia.
  • Chuỗi thương hiệu khách sạn Mường Thanh đã mua lại khách sạn Phương Đông.

Trên đây là những thông tin về M&A là gì, lợi ích và các thượng vụ M&A đình đám. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết!

>>> Xem thêm: