Founder là gì? Co-founder là gì? Phân biệt founder và co-founder
Founder là gì? Co-founder là gì? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng đi tìm hiểu về founder, co-founder và sự khác nhau giữa founder và co-founder các bạn nhé!
Founder là gì?
Founder là danh từ tiếng Anh chỉ người sáng lập, một người thiết lập hoặc tạo cơ sở cho một điều gì đó. Trong lĩnh vực kinh doanh, founder là người thành lập lên doanh nghiệp, họ là người chấp nhận những nguy cơ để tạo ra thứ gì đó. Danh từ founder thường được dùng để chỉ các nhà sáng lập đơn lẻ theo kiểu truyền thống và founder thường là các chủ công ty, doanh nghiệp tư nhân. Founder là người đưa ra các ý tưởng, tìm kiếm và đầu tư những nguồn lực để hình thành doanh nghiệp của chính mình. Ví dụ: Một trong những founder nổi tiếng và tài giỏi nhất trên thế giới được nhiều người biết đến đó là Jeff Bezos - CEO của đế chế Amazon.
Founder có thể là một owner, CEO hoặc managing director. Tuy nhiên, ngược lại thì owner, CEO hoặc managing director không nhất thiết là founder. Trong đó, owner được hiểu là chủ sở hữu, owner có thể là một người hoặc nhóm người cùng sở hữu một công ty, doanh nghiệp. Một owner không nhất thiết phải là founder của công ty đó, owner có thể chỉ là những người góp vốn vào công ty.
Managing director (MD) và CEO (chief executive officer) được hiểu là giám đốc điều hành và là người có vai trò cao cấp nhất trong một công ty, doanh nghiệp. Về định nghĩa thì rất khó có thể phân biệt CEO và MD. Về cơ bản thì CEO và MD là tương đương nhau và hai chức danh này thường được sử dụng để thay thế lẫn nhau. Điểm khác biệt có lẽ là cách dùng từ của các nước nói tiếng Anh. Tại Anh, họ thường sử dụng chức danh MD để chỉ một giám đốc điều hành, ngược lại, tại Mỹ họ lại thường sử dụng CEO để chỉ giám đốc điều hành. Tại Mỹ, MD được hiểu là người quản lý có nhiệm vụ xử lý và thực hiện các công việc hàng ngày. Do vậy, nếu bạn đến Mỹ thì nên gọi một giám đốc điều hành là CEO thay vì MD nhé, lý do là tại đây, chức danh MD là chức vụ thấp hơn so với CEO.
>> Xem thêm: Human Resources là gì? Human Resource Management HRM là gì?
Co-founder là gì?
Co-founder là danh từ tiếng Anh mà bạn có thể đã được nghe qua nhiều trong lĩnh vực liên quan đến khởi nghiệp (startup) hoặc thậm chí là trong bán hàng, kinh doanh thương mại nói chung. Co-founder được sử dụng để chỉ người đồng sáng lập giữa hai hoặc nhiều người để cấu thành nên một công ty, doanh nghiệp hoặc một đơn vị nhất định. Nếu trong một doanh nghiệp có hai hoặc nhiều người cùng làm chủ thì chúng ta thường gọi họ là những co-founder của doanh nghiệp đó. Nếu nói riêng lẻ từng người thì có thể nói mỗi người là một founder của doanh nghiệp. Ví dụ: Steve Jobs (cựu CEO), Ronald Wayne và Steve Wozniak là những người đồng sáng lập (co-founders) của Apple.
Phân biệt founder và co-founder
Về cơ bản, founder là người đã tìm thấy và thiết lập một doanh nghiệp, một co-founder là người đồng sáng lập và là người giúp founder thành lập công ty.
Founder thường là người đưa ra những ý tưởng khả thi và có lợi nhuận thường xuyên cho doanh nghiệp, quyết định sản phẩm và dịch vụ nào mà doanh nghiệp sẽ hướng tới để đưa ra mô hình, chiến lược kinh doanh phù hợp. Trách nhiệm chính của founder là đảm bảo rằng công ty sẽ có lợi nhuận và thành công.
Co-founder thường là người đã tìm ra doanh nghiệp hoặc hợp tác với founder trong việc vận hành và phát triển doanh nghiệp đó. Điều này có nghĩa là một co-founder cũng có thể là người đã giúp founder đưa ra ý tưởng cho doanh nghiệp. Co-founder thường hỗ trợ người sáng lập và doanh nghiệp bằng các kỹ năng chuyên môn của họ, hoặc họ có thể cung cấp các nguồn tài nguyên và vốn để cùng founder bắt đầu kinh doanh.
Những phẩm chất cần có của một founder
Founder là người thành lập và lãnh đạo công ty, doanh nghiệp từ sơ khai cho đến khi đạt được thành công. Founder đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức. Để có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh và khởi nghiệp thành công đòi hỏi người founder cần có các phẩm chất sau:
- Sự đam mê: Sự đam mê, khát khao được trải nghiệm và học hỏi chính là một trong những phẩm chất cần có của một founder để mang đến sự thành công cho quá trình khởi nghiệp về sau này.
- Sự quyết đoán: Sự quyết đoán với niềm tin vào tương lai của một founder chính là một trong những bí quyết mang đến sự thành công cho một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức. Sự quyết đoán và ý chí sẽ giúp người founder có thể vượt qua những thời điểm khó khăn nhất để đi tới sự thành công.
- Sự tự tin: Sự tự tin và biết làm chủ cảm xúc của mình cũng như nắm bắt được cảm xúc của người khác là phẩm chất cần có của một founder trong quá trình startup. Môi trường kinh doanh khởi nghiệp rất cạnh tranh và khốc liệt, vì vậy, nó đòi hỏi một người founder cần phải tự tin vào doanh nghiệp của mình. Sự tự tin sẽ giúp founder có thể vững vàng chèo lái “con thuyền” đi đến thành công.
- Sự khôn ngoan: Một founder cần phải khôn ngoan để có thể điều chỉnh và nắm bắt sự biến động thị trường, từ đó có thể đưa ra được các kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Kỹ năng thuyết phục: Ngoài sự thông minh thì kỹ năng thuyết phục là phẩm chất quan trọng mà người founder cần có để thuyết phục người khác tin tưởng và làm theo lý tưởng mình.
- Sự sáng tạo: Sự sáng tạo của một founder sẽ xác định tương lai của công ty hoặc doanh nghiệp. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Steve Jobs - cựu CEO của Apple. Ông là một người luôn coi trọng sự khác biệt so với trật tự có từ trước, thường xuyên nhấn mạnh vào sự sáng tạo và thiết kế, cuối cùng, ông đã đưa thương hiệu Apple trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu trên thế giới.
- Tinh thần học hỏi cao: Tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ là một phẩm chất quý khác mà một founder cần có. Nếu một nhà quản lý hàng đầu mà không cởi mở và thiếu tinh thần học hỏi sẽ làm đình trệ sự phát triển của công ty, doanh nghiệp đó.
- Tầm nhìn và có chiến lược rõ ràng: Người sáng lập phải luôn là người có tầm nhìn, có khả năng quan sát tốt để thấy được những nhu cầu của thị trường và khách hàng, từ đó dự đoán xu hướng trong tương lai để xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh hiệu quả và đem lại lợi nhuận công ty hoặc doanh nghiệp của mình.
- Mối quan hệ rộng: Founder là những người thường thích giao lưu và mở rộng các mối quan hệ của mình. Các mối quan hệ này có thể sẽ là nguồn hỗ trợ to lớn về sau này.
- Liêm chính và minh bạch: Phẩm chất vô cùng quan trọng của một founder cần có đó chính là liêm chính và sự minh bạch. Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Do vậy, founder cần thẳng thắn đưa ra ý kiến và minh bạch để doanh nghiệp có thể tiến tới sự thành công.
Trên đây là những thông tin về founder, co-founder và cách phân biệt founder và co-founder mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
>> Xem thêm:
- Các cách kiếm tiền online tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất
- Top những người giàu nhất Việt Nam hiện nay
- Landing page là gì? Các mẫu landing page đẹp nhất
- Nghề KOL là gì? Có mấy nhóm? Làm sao để trở thành KOL được yêu thích?
- Hướng dẫn cách tìm, tra cứu thông tin doanh nghiệp, công ty chính xác, nhanh chóng
- Bộ 3 vali đặc biệt dành cho doanh nhân
Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:
Xem thêm
TOPIK là gì? Thi TOPIK là gì? Đi thi TOPIK cần mang gì?
Belike là gì? Belike có nghĩa là gì trên Facebook?
PMG là gì? Ý nghĩa của PMG trên Facebook, TikTok
Sigil là gì? Cách tạo sigil đơn giản
JD là gì? JD công việc là gì? Các mẫu JD công việc chuyên nghiệp
Slogan là gì? Những câu slogan hay, chất và ý nghĩa nhất
210 là gì? Ý nghĩa của số 210 trong tình yêu
Leak là gì? Leak trong Facebook, Messenger, Kpop nghĩa là gì?
IOC là gì? Trụ sở ở đâu? Có nhiệm vụ gì?