Hướng dẫn cách tìm, tra cứu thông tin doanh nghiệp, công ty chính xác, nhanh chóng
Tra cứu thông tin doanh nghiệp là cách để bạn biết chính xác thông tin cũng như trạng thái hoạt động của một công ty. Vậy tra cứu thông tin doanh nghiệp, công ty như thế nào? Có khó không? Hãy cùng tham khảo hướng dẫn cách tìm, tra cứu thông tin doanh nghiệp, công ty chính xác, nhanh chóng dưới đây nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Deadline là gì? Dateline là gì? Phân biệt 2 khái niệm Deadline & Dateline
Thông tin doanh nghiệp gồm những gì?
Cũng như con người khi sinh ra phải có cho mình chiếc giấy khai sinh, chiếc thẻ căn cước và số chứng minh nhân dân riêng, các công ty, doanh nghiệp khi thành lập cũng cần có những thông tin cụ thể về mình để ghi dấu ấn trong xã hội, tạo nên thương hiệu và đẳng cấp riêng. Vậy thông tin doanh nghiệp gồm những gì?
Thông tin doanh nghiệp được coi như một tờ “giấy khai sinh” với những thông tin sơ bộ nhất về doanh nghiệp ấy, khiến bất cứ ai khi tiếp nhận thông tin này đều có thể phân biệt công ty, doanh nghiệp ấy với những tổ chức khác. Các thông tin đó là:
- Tên doanh nghiệp, tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài, tên doanh nghiệp viết tắt.
- Tình trạng hoạt động.
- Mã số doanh nghiệp.
- Loại hình pháp lý.
- Ngày bắt đầu thành lập.
- Tên người đại diện theo pháp luật.
- Địa chỉ trụ sở chính.
- Ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
8 thông tin trên đều tin cơ bản phải có về bất cứ doanh nghiệp mà công chúng có thể dễ dàng tìm kiếm, tra cứu ở nhiều phương thức khác nhau.
>>> Có thể bạn quan tâm: Google Dịch hình ảnh trên điện thoại kiểm tra thông tin sản phẩm siêu tiện lợi
Vì sao cần tra cứu thông tin doanh nghiệp, công ty?
Thông tin doanh nghiệp cần được công khai với công chúng để chứng minh rằng tổ chức đó là có thật, hiện hữu trong xã hội. Đồng thời, những thông tin chi tiết về doanh nghiệp trên toàn quốc còn tạo dựng nên hệ thống data cho khách hàng, đối tác tiện tra cứu thông tin về một doanh nghiệp, công ty nào đó.
Trên thực tế, tra cứu thông tin doanh nghiệp, công ty là một bước rất quan trọng trong bởi nó sẽ giúp bạn biết doanh nghiệp mình dự định thành lập có trùng với tên doanh nghiệp khác đã đặt không? Hay doanh nghiệp bạn đang quan tâm kinh doanh lĩnh vực nào? Trạng thái doanh nghiệp tồn tại hay đã giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh? Bạn cần biết người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó là ai? Với mỗi đối tượng riêng thì việc tra cứu thông tin doanh nghiệp, công ty sẽ có những ý nghĩa riêng khác nhau:
- Đối với khách hàng: Các doanh nghiệp thường cung cấp tới khách hàng sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Hiểu biết về thông tin doanh nghiệp ấy sẽ giúp khách hàng biết rõ nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ mình đang sử dụng và có lòng tin nhất định đối với chúng.
- Đối với người tìm việc làm: Xác thực thông tin của doanh nghiệp cung cấp trên trang tuyển dụng, thu thập kiến thức về tổ chức để tham gia tốt các cuộc phỏng vấn.
- Đối với đối tác: Nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra nhận định xác thực nhất về con đường hợp tác, phát triển phù hợp nhất cho cả hai bên.
- Đối với nhà đầu tư: Nhận định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp; xúc tiến đầu tư nếu có cơ hội tốt.
Đối với bất kể đối tượng nào thì hoạt động tra cứu doanh nghiệp, công ty đều có ý nghĩa thiết thực và quan trọng. Hiểu biết về doanh nghiệp sẽ giúp bạn tiếp cận dễ dàng hơn, đồng thời giúp xác thực vấn đề xung quanh tổ chức một cách rõ ràng và hoàn chỉnh nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách quét mã QR code trên Android, iOS kiểm tra xuất xứ sản phẩm
Hướng dẫn cách tìm, tra cứu thông tin doanh nghiệp, công ty
Hiện nay, việc tra cứu thông tin doanh nghiệp đã trở nên rất dễ dàng nhờ có sự trợ giúp của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (đây là website chính thống thuộc quyền quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Để tìm thông tin công ty, tra cứu thông tin doanh nghiệp một cách chính xác nhất thì bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây nhé.
Bước 1: Truy cập vào trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo link dưới đây, bấm vào thanh tìm kiếm và ghi tên công ty, doanh nghiệp hoặc mã số thuế của công ty vào và bấm Enter.
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx |
Bước 2: Trong trường hợp bạn chỉ nhớ tên của công ty mà không nhớ rõ rằng đó là loại hình doanh nghiệp nào thì trang web sẽ hiện ra thông tin bộ lọc ở dưới với những thông tin như: Mã số doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, tỉnh, thành phố... Bạn có thể tìm theo tên, mã số doanh nghiệp... nhưng tốt nhất là nên tra cứu thông tin doanh nghiệp theo địa chỉ mà bạn nhớ thì sẽ chính xác nhất.
Khi bạn đã tìm thấy tên doanh nghiệp mà bạn muốn tra cứu thông tin thì hãy bấm vào tên doanh nghiệp, công ty đó để xem được thông tin chi tiết và đầy đủ nhất như hình dưới đây!
Ngoài trang web của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bạn có thể sử dụng những trang web trong danh sách dưới đây để tra cứu thông tin doanh nghiệp, công ty mà bạn muốn tìm hiểu.
- http://www.thongtincongty.com/
- https://ha-noi.congtydoanhnghiep.com/
- https://doanhnghiepmoi.vn/
- https://masothue.vn/
Dựa trên những thông tin tra cứu được, bạn sẽ có được những đánh giá chính xác về doanh nghiệp, công ty mà bạn đang muốn tìm hiểu để từ đó quyết định được có nên sử dụng sản phẩm hay hợp tác với doanh nghiệp này hay không.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã biết làm thế nào để tra cứu thông tin doanh nghiệp một cách nhanh chóng, dễ dàng nhất rồi phải không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống! Chúc bạn thành công và đừng quên thường xuyên ghé để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác!
>>> Tham khảo thêm:
- Cách tra cứu BHYT; Cách tra cứu BHXH; Cách tra cứu mã hộ gia đình
- Cách tra cứu mã số thuế cá nhân; Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
- Cách tra cứu hóa đơn tiền nước; Cách tra cứu hóa đơn tiền điện
- Cách kiểm tra thông tin thuê bao của người khác, tra cứu số điện thoại lạ
- Cách kiểm tra, tra cứu biển số xe máy, ô tô online đơn giản
- Các cách kiếm tiền online tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất
- Founder là gì? Co-founder là gì? Phân biệt founder và co-founder
Xem thêm
Mẫu ủy quyền quyết toán thuế TNCN 2022 theo Bộ Tài Chính
Mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu? Thủ tục mua BHYT tự nguyện
BHXH là gì, bao gồm những gì? Tổng đài BHXH là bao nhiêu?
Cách nạp tiền VETC an toàn và cách kiểm tra tài khoản VETC
Mẫu phiếu chi theo Thông tư 200, 133 và 107
Sổ bảo hiểm xã hội là gì? Cách tra, cách làm lại sổ bảo hiểm xã hội
Cách lấy lại, tải, in tờ khai Bảo hiểm xã hội trên VssID
Mẫu giấy xác nhận là cán bộ cơ quan, nhân viên công ty
Mẫu phiếu thu tiền mặt theo Thông tư 200 và 133