Freelancer là gì? Nghề freelancer là làm những công việc gì?

Cập nhật: 28/03/2024

Freelancer là gì? Nghề freelancer là làm những công việc gì? Nếu bạn tò mò về công việc này thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây nhé!

Freelancer là gì?

1.

Freelancer là một khái niệm được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây, đây là một nghề nghiệp được rất nhiều người trẻ theo đuổi. Vậy freelancer là gì?

Freelancer là gì?

Freelancer hay còn gọi là những người làm việc tự do, đó là những người được trả tiền để thực hiện công việc cho khách hàng, chủ dự án nhưng họ không có sự ràng buộc về thời gian hay địa điểm làm việc giống như những nhân viên thông thường. Ngay trong cái tên của nó đã nói rất rõ về tính chất của công việc việc này, đó là "free" - tự do, những người làm việc tự do được phép làm việc cho nhiều người sử dụng lao động cùng một lúc, miễn là hoàn thành công việc theo đúng tiến độ. Vậy nghề freelancer có thể làm được những công việc gì?

>> Xem thêm: 

Nghề freelancer là làm những công việc gì?

2.

Nghề freelancer làm gì?

Có rất nhiều công việc freelancer khác nhau, tuỳ thuộc vào chuyên môn và sở thích của mỗi người, dưới đây là những công việc freelancer phổ biến nhất:

  • Viết lách freelancer: Nếu bạn là người thích viết lách thì công việc freelancer rất phù hợp với bạn. Bạn có thể đảm nhận những dự án tạo nội dung trên trang web, mô tả sản phẩm cho những cửa hàng trực tuyến hay làm sáng tạo nội dung cho các trang Facebook. Bạn cũng có thể thử sức với việc viết bài cho các báo, tạp chí về những lĩnh vực bạn yêu thích hay có chuyên môn.
  • Dịch thuật freelancer: Nếu bạn thông thạo ngoại ngữ thì bạn cũng có thể nhận những dự án dịch thuật trên giấy hay trên phim.
  • Design freelancer: Thiết kế là công việc yêu cầu không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cả về mặt sáng tạo để có thể hoàn thành những yêu cầu của khách hàng. Làm việc trong lĩnh vực này, bạn có thể nhận những dự án như thiết kế logo cho công ty, thực hiện bản trình chiếu power point hay chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh cho những quảng cáo xuất hiện trên báo, tạp chí.
  • Lập trình freelancer: Lập trình website, thiết kế ứng dụng điện thoại hay phát triển phần mềm... là những công việc freelancer khá hot hiện nay. Bạn cũng có thể cung cấp những dịch vụ như tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO), quản lí hay phân tích cơ sở dữ liệu. Việc có những kiến thức cơ bản về lập trình như HTML, CSS, Javascript, jQuery, Python, PHP là điều bắt buộc cần thiết với một lập trình viên tự do.
  • Gia sư freelancer: Dạy học các môn Toán, Lý, Hoá… dạy thêm ôn thi vào cấp 3, ôn thi đại học,…
  • Kế toán: Liệt kê, ghi chép, thống kê, tính toán các tài sản hoạt động của đơn vị.
  • Dịch vụ Marketing/PR hoặc quản lý phương tiện truyền thông xã hội: Quảng cáo Facebook, Google Adwords…, tiếp thị, quan hệ công chúng, Forum seeding, quản trị Fanpage.
  • Nhân viên SEO freelancer: Thiết lập bộ từ khoá, lên quy trình, chi phí tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.
  • Trợ lý online freelancer: Làm việc tại nhà, hỗ trợ các công việc thường ngày của các trưởng phòng, giám đốc như là sắp xếp công việc, quản lý công việc, lên kế hoạch,…
  • Kiếm tiền MMO freelancer: Kiếm tiền tại nhà với affiliate marketing, click bank, teespring…

>> Tìm hiểu: PR có nghĩa là gì? PR hộ, vé PR là gì trên Facebook?

Một số trang web uy tín cho freelancer

3.

Thông thường, các freelancer sẽ có những khách hàng riêng và chủ yếu làm việc qua email. Nhưng với những freelancer mới thì làm thế nào để tìm được khách hàng? Các trang web dành riêng cho freelancer dưới đây là "chìa khóa" để bạn làm được việc này.

Upwork.com

Upwork là một website cho các freelancer với hơn 10 triệu lượt đăng kí freelancer và 4 triệu đăng kí khách hàng. Đây là trang web tìm kiếm công việc tự do uy tín và lớn nhất hiện nay. Upwork có nhiều dự án với quy mô khác nhau và lĩnh vực khác nhau như lập trình website, viết lách, dịch thuật, marketing, thiết kế, dịch vụ khách hàng, kế toán, nhân sự... Vì số lượng tài khoản freelancer rất lớn, bạn phải luôn đảm bảo hồ sơ của mình đủ nổi bật để nhận được chấp nhận phê duyệt hồ sơ từ Upwork.

Phí trung gian: 20% cho $500 (tương đương 12 triệu đồng) đầu tiên mà bạn kiếm được, 10% cho $9.500 tiếp theo (tương đương 220 triệu đồng).

People Per Hour.com

Peopleperhour.com là một trang web giúp bạn tìm được các đơn hàng mà các chủ dự án đăng tải rõ về mức ngân sách họ sẽ chi trả cho dự án. Nếu bạn là người có thu nhập trung bình hoặc cao, bạn sẽ không phải trả quá nhiều tiền hoa hồng cho Peopleperhour.

Phí trung gian: 20% cho $500 (tương đương 12 triệu đồng) bạn kiếm được mỗi tháng, sau đó khoản phí này chỉ còn 5%.

Freelancer.com

Bạn có thể dễ dàng đăng kí tài khoản trên Freelancer.com và liệt kê tối đa 20 kĩ năng công việc bạn sở hữu, sau đó website sẽ tự động gợi ý cho bạn những công việc phù hợp với những kĩ năng của bạn. Ngoài ra, điểm đặc biệt của trang web này là cho phép chủ dự án đăng tải một cuộc đấu giá công khai giữa những freelancer, nhờ vậy chủ dự án có thể nhận được nhiều ý tưởng khác nhau cho một dự án đăng tải và họ chỉ phải thanh toán cho một ý tưởng mà họ ưng ý nhất. Điều này có lợi cho chủ dự án, nhưng với tư cách là một freelancer, bạn có nguy cơ phải làm việc mà không được trả lương.

Phí trung gian: 10% thù lao mỗi giờ làm việc.

Fiverr.com

Fiverr là một trong những website uy tín dành cho freelance. Freelance đóng vai trò như "người bán" trên Fiverr, chủ động đăng tải dịch vụ cung cấp kèm theo báo giá. Các khách hàng của bạn có thể nghiên cứu về hồ sơ của bạn trên Fiverr, và họ sẽ "mua" dịch vụ của bạn nếu cảm thấy phù hợp.

Phí trung gian: 20% mức thù lao.

>> Xem thêm: Bonus là gì? Từ bonus nghĩa là gì trên Facebook?

Làm sao để trở thành freelancer?

4.

Làm sao để trở thành freelancer?

Để trở thành một freelancer, bạn cần có những kỹ năng cơ bản sau:

Kỹ năng cốt lõi: Tập hợp các kỹ năng bổ trợ cho các dịch vụ mà bạn cung cấp. Ví dụ: Phát triển web sẽ cần biết ngôn ngữ lập trình, HTML... designer thì cần biết cách xử lý chi tiết hình ảnh, kỹ năng minh họa hay kỹ năng sử dụng phần mềm Illustrator, Photoshop...

Kỹ năng vệ tinh: Kỹ năng vệ tinh là những kỹ năng xoay quanh kỹ năng cốt lõi của một freelancer. Ví dụ: Phát triển web cần các kỹ năng vệ tính như: Thiết kế web (CSS), thiết kế đồ họa (Photoshop, lý thuyết màu sắc), JavaScript, quản trị hệ thống, tự động hóa (shell script, công cụ xây dựng)...

Kỹ năng kinh doanh: Ở mức tối thiểu, mỗi freelancer cần nắm vững những kỹ năng kinh doanh bài bản như: Kế toán, tài chính, tiếp thị, bán hàng... để thu hút khách hàng cũng như quản lý thu nhập của mình.

Kỹ năng quản lý: Kỹ năng quản lý giúp freelancer giữ công việc hoạt động trơn tru hơn, bao gồm: Giao tiếp, điều hành các cuộc họp, teamwork, tạo báo cáo và theo dõi hiệu suất công việc...

Nhìn chung, làm việc freelancer đang là một xu hướng giúp người lao động có thể có thêm thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Đây là một xu hướng tích cực và hứa hẹn sẽ ngày càng trở nên phổ biến trong tương lai. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác, hãy truy cập ngay nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

>> Tham khảo thêm: