Trả góp là gì? Mua hàng trả góp cần giấy tờ, thủ tục, điều kiện gì?
Hiện nay, đa số các cửa hàng điện máy trên toàn quốc đều có chương trình mua trả góp hấp dẫn giúp cho khách hàng có thể thoải mái mua những món đồ cần thiết mà không lo về chi phí. Vậy trả góp là gì và mua hàng trả góp cần giấy tờ, thủ tục, điều kiện gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của VnAsk.com để nắm rõ hơn nhé!
Trả góp là gì?
Trả góp là hình thức mua hàng mà người mua không cần phải trả toàn bộ chi phí món hàng đó trong một lần. Thay vào đó, khách hàng chỉ cần thanh toán một phần của món hàng, phần còn lại (bao gồm cả lãi suất) sẽ được thanh toán dần theo kỳ hạn. Khi mua hàng với hình thức trả góp thì số tiền vay và tiền lãi sẽ được chia nhỏ để người mua có thể dễ dàng trả theo các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…).
Ngày nay, hình thức mua hàng trả góp này không yêu cầu người mua phải thế chấp tài sản mà thay vào đó là các thủ tục đơn giản, nhanh chóng hơn giúp cho người tiêu dùng thoải mái mua sắm. Người ta thường sử dụng dịch vụ trả góp khi mua các mặt hàng có giá trị cao như tủ lạnh, điều hòa, tivi, máy giặt…
Những dịch vụ trả góp quen thuộc có thể nói đến như: Trả góp ACS, trả góp PPF… Ngoài ra, song song với hình thức trả góp trực tiếp truyền thống thì hiện nay còn có hình thức trả góp online, trả góp qua thẻ tín dụng để giúp đáp ứng đa dạng các nhu cầu của khách hàng.
Có nên mua hàng trả góp không?
Có rất nhiều câu hỏi của người tiêu dùng rằng “có nên mua trả góp không?”. Theo VnAsk.com nhận định, việc trả góp hiện nay rất tiện lợi, mang lại rất nhiều lợi ích như:
- Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm mình cần khi chưa có đủ khả năng về tài chính.
- Không cần thế chấp tài sản.
- Thủ tục mua hàng đơn giản, không tốn nhiều thời gian.
- Lãi suất khá cạnh tranh, mang lại nhiều lợi thế cho khách hàng.
- Khách hàng có thể thoải mái lựa chọn rất nhiều hình thức mua hàng trả góp khác nhau như trả góp qua thẻ tín dụng, trả góp qua thẻ visa… cho phù hợp nhất với điều kiện của mình.
Mua trả góp cần những giấy tờ gì?
Thường thì mỗi hình thức mua hàng trả góp sẽ có thể có những yêu cầu về các giấy tờ, thủ tục khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì để mua hàng trả góp, bạn thường cần đáp ứng đủ yêu cầu và chuẩn bị những giấy tờ cơ bản như sau:
Đối với hình thức trả góp bằng thẻ tín dụng: Khách hàng cần có thẻ tín dụng đảm bảo các điều kiện sau:
- Thẻ tín dụng phải hợp lệ, hạn sử dụng của thẻ phải dài hơn thời gian muốn trả góp.
- Hạn mức thẻ tín dụng phải lớn hơn hoặc bằng số tiền cần trả góp.
- Thẻ tín dụng nằm trong danh sách chấp nhận thẻ của nơi bán.
Trả góp bằng thẻ tín dụng có thủ tục khá đơn giản, khách có thẻ tín dụng có thể thực hiện ngay mà không cần chờ đợi, nhiều thủ tục giấy tờ phức tạp.
Ví dụ, trải nghiệm trả góp tại META.vn, khi khách hàng có nhu cầu mua hàng trả góp, bạn chỉ cần đặt mua trả góp sau đó sẽ được gửi đường link thanh toán để điền thông tin thẻ. Sau đó, ngân hàng sẽ xét duyệt để chuyển đổi trả góp cho bạn. Hình thức thanh toán trả góp tại VnAsk được giới thiệu là thông qua cổng thanh toán an toàn, đảm bảo, bảo mật.
Đối với hình thức trả góp qua công ty tài chính: Đây là hình thức mua hàng trả góp không cần thẻ tín dụng nhưng sẽ yêu cầu những giấy tờ như:
- Là công dân trong độ tuổi 18 - 60 (tính theo ngày, tháng, năm sinh trên chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước).
- Giấy chứng minh thu nhập.
- Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước vẫn còn hạn sử dụng.
- Sổ hộ khẩu có tên người mua, nếu khoản vay dưới mức 10.000.000 đồng thì có thể thay thế bằng bằng lái xe.
>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Lịch đáo hạn phái sinh 2024 mới nhất
Danh sách tra cứu mã ngân hàng (swift code ngân hàng) đầy đủ, chính xác
Gap trong chứng khoán là gì? Tìm hiểu về các loại gap trong chứng khoán
Cách chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip BIDV đơn giản, miễn phí
Trái phiếu doanh nghiệp là gì, mua có rủi ro không?
Giá vàng SJC trên thị trường hôm nay bao nhiêu? Bảng giá vàng SJC trực tuyến
Các mã cổ phiếu ngành du lịch trên sàn chứng khoán 2022
Vàng 610 là vàng gì, bao nhiêu K? Vàng 610 có bị đen không?
Chứng khoán là gì? Đầu tư chứng khoán là gì? Thị trường chứng khoán là gì?