One Leg Challenge là gì? Tìm hiểu về thử thách nhắm mắt đứng một chân

Cập nhật: 28/03/2024

Thử thách One Leg Challenge hiện đang trở thành một trend mới trên các trang mạng xã hội. Vậy One Leg Challenge là gì? Hãy đọc bài viết sau đây của để tìm hểu rõ hơn về thử thách đứng một chân One Leg Challenge bạn nhé!

>>> Xem thêm: Đọc đúng chỉ số trên máy đo huyết áp điện tử phòng tránh đột quỵ

One Leg Challenge là gì?

1.

One Leg Challenge là gì?

One Leg Challenge là thử thách nhắm mắt đứng trên một chân xem bạn có giữ thăng bằng được trong khoảng 20 giây hay không để kiểm tra nguy cơ đột quỵ ở nam giới. Thử thách này hiện đang thu hút đông đảo nam giới trên 40 tuổi tham gia để hưởng ứng Ngày Đột quỵ Thế giới (World Stroke Day) được tổ chức vào ngày 29/10 hàng năm. Thử thách nhắm mắt đứng trên một chân hiện đang nhận được rất nhiều sự hưởng ứng từ phía người dùng mạng xã hội.

Ý nghĩa của thử thách nhắm mắt đứng một chân

2.

Ý nghĩa của thử thách nhắm mắt đứng một chân

Thử thách đứng một chân được Hiệp hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association - AHA) khuyến cáo thực hiện như bài kiểm tra nguy cơ đột quỵ đơn giản ngay tại nhà cho nam giới có độ tuổi từ 40 trở nên. Đột quỵ thường không có các dấu hiệu sớm nên rất khó để có thể phát hiện và chữa trị. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO), đột quỵ nằm trong các loại bệnh có tỷ lệ tử vong lẫn tàn phế cao hàng đầu. Tuy nhiên, thử thách One Leg Challenge không thể kết luận được chính xác nguy cơ đột quỵ của một người, do vậy, để chắc chắn và an toàn nhất thì bạn nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám có uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện ra các triệu chứng và nguy cơ gây đột quỵ sớm, từ đó có phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh kịp thời nhé.

Dấu hiệu và cách phòng ngừa đột quỵ

3.

Dấu hiệu của đột quỵ

Dấu hiệu của đột quỵ

Những dấu hiệu của đột quỵ thường xuất hiện chớp nhoáng rồi biến mất nhanh chóng, và những dấu hiệu này thường xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Một số triệu chứng điển hình của đột quỵ bao gồm:

  • Thị lực bị giảm, mắt trở nên mờ đi và không nhìn rõ nữa.
  • Cơ thể bị mất thăng bằng đột ngột, bị hoa mắt, chóng mặt và không thể phối hợp được các cử động chân tay.
  • Cơ thể trở nên mệt mỏi và đột nhiên cảm thấy không còn sức lực nữa, sau đó sẽ cảm thấy tê cứng toàn bộ mặt hoặc một nửa khuôn mặt, khó cười hoặc cụ cười bị méo mó.
  • Khó phát âm, nói không rõ chữ hoặc bị dính chữ. Ở một vài trường hợp, người bệnh đột nhiên bị nói ngọng, nói ngôn ngữ kỳ lạ một cách bất thường. Bạn có thể thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại những gì bạn vừa nói, nếu họ không thể nhắc lại được thì người đó đang có những dấu hiệu của đột quỵ. Do vậy, bạn cần nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để được cấp cứu và chữa trị kịp thời.
  • Xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội và những cơn đau đầu này đến rất nhanh, đồng thời có thể gây ra cảm giác buồn nôn hoặc bị nôn mửa.
  • Khó cử động chân tay hoặc bị tê liệt một vài bộ phận trên cơ thể, thậm chí nặng hơn nữa là có thể bị tê liệt hẳn một bên cơ thể. Dấu hiệu của đột quỵ chính xác nhất đó chính là bạn không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc được.

Một số cách phòng ngừa đột quỵ

Ăn uống lành mạnh và hợp lý

Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh là một trong những phương pháp giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Do vậy, bạn nên:

  • Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại ngũ cốc và các loại hạt đậu.
  • Ăn nhiều thịt trắng (hạn chế ăn thịt đỏ), trứng và hải sản để bổ sung đủ protein cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ chiên xào và thức ăn nhanh (fast food).
  • Hạn chế ăn các loại đồ ngọt, bánh kẹo và những loại thực phẩm có chứa nhiều đường.
  • Nên uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung thêm các loại nước trái cây, sinh tố, sữa đậu nành...

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục hàng ngày để phòng ngừa đột quỵ

Tập thể dục giúp hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể bạn, đồng thời giúp nâng cao sức khỏe cơ bắp và tim mạch. Do vậy, bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch - nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ.

Giữ ấm cơ thể

Việc cơ thể của bạn bị nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp và tăng áp lực khiến các mạch máu bị vỡ. Do vậy, khi trời trở lạnh, bạn cần giữ ấm cho cơ thể của mình và chú ý giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với những người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

Không hút thuốc lá

Không hút thuốc lá để giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Bên cạnh đó, thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bạn và những người xung quanh. Do vậy, bạn không nên hút thuốc lá, với những người hút thuốc lá nên cai sớm để giảm nguy cơ bị đột quỵ trong tương lai.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp phát hiện các yếu tố gây đột quỵ sớm, từ đó bạn có thể chủ động can thiệp để giúp phòng ngừa đột quỵ trong tương lai.

>>> Xem thêm: Nhớ ngay những biện pháp vàng giúp bạn tránh bị đột quỵ!

Trên đây là những thông tin về thử thách đứng một chân One Leg Challenge cũng như những dấu hiệu và cách phòng ngừa đột quỵ mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. VnAsk chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui tươi! Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm:

Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm y tế & sức khỏe như máy đo huyết áp, cân sức khỏe, máy đo đường huyết, bồn massage chân… thì bạn hãy truy cập website để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại: